Được nghe chú kể những vất vả ấy em thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Em thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để các bạn có thể sống hạnh phúc, vui vẻ như chúng ta.
Vào một dịp tình cờ em được tham gia vào đêm thơ của Phạm Tiến Duật. Ở thư viện tỉnh: em đã quen và gặp một vị khách mời trong đoàn cựu chiến binh ấy và được biết chú là người lính lái xe dọc Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em rất bất ngờ, vui sướng và được nghe chú kể lại cuộc hành trình của mình trong chuyến đi chở bom đạn dọc Trường Sơn đó.
Thời gian trôi, đi chiến tranh đã kết thúc nhưng chú Khang vẫn mang dáng vẻ khoẻ khoắn và tinh thần của người lính năm xưa. Giọng chú dõng dạc âm vang mang đầy vẻ hào hứng nhưng lắm lúc chú cũng bùi ngùi khi nhớ lại những ngày gian khổ bên đồng đội, thỉnh thoảng tiếng cười lại bật lên trên khuôn mặt của chú vẻ dào dạt nhưng chú lại nhớ đến những người chiến sĩ đã phải hi sinh. Hôm nay, trên khuôn mặt rạng ngời khi nhớ lại cuộc chiến năm xưa bộ quân phục chú Khang mặc vẻ sờn, cũ mang đầy bụi bặm của gió, bụi của dãy Trường Sơn. Mặc dù vậy chú vẫn trang trọng oai nghiêm đĩnh đạc. Rồi sau đó chú Khang kể với em:
- Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cung ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, những con đường đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những hàng cây là lá chắn của ta nhưng không vì bom rơi đạn lạc như vậy mà các chú lùi ý chí các đoàn xe vận tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến.
Tôi nghe chú kể lại mà cảm thấy thật xót xa, tôi hỏi chú:
- Những lúc như thế, các chú có bản chí không ạ?
- Không cháu ạ! Ngược lại, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong nhưng không vì vậy mà nản chí vẫn tiến về phía trước trong làn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối, Mĩ phát hiện ra ta chuyên chở qua rừng mà bọn chúng đã bắn bom để không cho ta qua phá vỡ chiếc cầu nối nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính bị vỡ, nào là vỡ đèn, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước,... Chiếc xe không có đèn để đi vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn còn phải sử dụng những phương tiện thiếu thốn, thô sơ, khó khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ. Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân để đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các ca bin những chiếc xe như thế bọn chú không có vật gì để che chắn cả. Gió táp vào măt mang theo bao nhiêu là bụi, gió của Trường Sơn mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy. Thế mà không ai cần rửa mà phì phèo chớm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy đều nhìn nhau thật ngộ cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
- Cuộc sống người lính cực khổ nhưng khó quên quá chú nhỉ! - Tôi hấp háy đôi mắt.
- Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều. Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ. Vì những lời nhủ thầm câu nói đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Lời nói đó của chú làm tôi thêm thấm sâu vào và hiểu được phần nào nỗi gian truân của người lính. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô-lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay, người lái gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
- Cháu ước gì một lần được ngồi trên tuyến xe Trường Sơn năm ấy để thấy hết được sự hào hùng chú ạ!
- Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm cháu ạ! Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu được của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim.
Tâm hồn người chiến sĩ thật vui phơi phới đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay đây chỉ là đơn thuần nhưng chú nghĩ rằng đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khăn mỗi khi giữa rừng bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ các chú nghĩ dùng chung bát chung đũa tức là một gia đình là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng là cho họ gắn bó thêm xiết chặt tình đồng đội. Chiến tranh đã mang đi biết bao những yêu thương, mất mát của người Việt Nam em sẽ duy trì hoà bình của dân tộc, giúp đỡ xiết chặt tình hữu nghị của các nước trên thế giới.
Được nghe chú kể những vất vả ấy em thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Em thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để các bạn có thể sống hạnh phúc, vui vẻ như chúng ta. Như tỉnh lại giấc mộng, chú Khang bảo tôi: thế nào cháu vui chứ? Tôi liền bảo: Vâng ạ. Sau đó chú đưa em về. Về đến nhà rồi, mà dư âm của chú vẫn còn đọng lại mãi trong trí nhớ của em đến tận ngày hôm nay.