Bài tập cuối tuần Toán 2 tuần 19 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Tải vềBài tập cuối tuần 19 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần
Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm :
Câu 1 . Kết quả của phép tính: 16 + 14 + 7 là:
A. 30 B. 37 C. 47
Câu 2 . Đúng ghi Đ , sai ghi S:
Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân :
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4 ….
b) 2 + 2 + 2 + 2 = 4 × 2 ….
c) 4 + 4 + 4 = 3 × 4 ….
d) 4 + 4 + 4 = 4 × 3 ….
Câu 3 . Đúng ghi Đ , sai ghi S :
Viết thành phép nhân :
a) 3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5 …
3 được lấy 5 lần viết là : 5 × 3 …
b) 4 được lấy 3 lần viết là : 3 × 4 …
4 được lấy 3 lần viết là : 4 × 3 …
Câu 4 . Nối tích với tổng các số hạng bằng nhau :
Câu 5 . Đúng ghi Đ; sai ghi S :
Viết tích thành tổng các số hạng bằng nhau :
a) 3 × 4 = 4 + 4 + 4 …
b) 3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 …
c) 3 × 5 = 5 + 5 + 5 …
d) 3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 …
Phần 2 . Tự Luận
Bài 1. Đặt tính rồi tính :
a) 37 + 35 + 16
……………..
……………..
……………..
……………...
b) 42 + 9 + 15
……………..
……………..
……………..
……………...
Bài 2 . Viết phép nhân (theo mẫu) :
Mẫu: 2 + 2 + 2 = 6
Vậy: 2 × 3 = 6.
a) 2 + 2 + 2 + 2 = …
Vậy: … × … = ….
b) 4 + 4 + 4 = …
Vậy: … × … = …
c) 3 + 3 + 3 +3 = …
Vậy: … × … = …
d) 5 + 5 + 5 = …
Vậy: … × … = …
Bài 3 . Viết phép nhân :
Bài 4. Viết phép nhân (theo mẫu), biết:
a) Các thừa số là 8 và 2, tích là 16.
Mẫu: 8 × 2 = 16.
b) Các thừa số là 5 và 3, tích là 15.
c) Các thừa số là 7 và 4, tích là 28.
d) Các thừa số là 4 và 9, tích là 36.
Lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết phép tính sao cho các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng, trừ lần lượt các số từ phải qua trái.
Giải chi tiết:
Đặt tính rồi tính ta có:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{16}\\{14}\\{\,\,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,37}\end{array}\)
Vậy kết quả của phép tính 16 + 14 + 7 là 37.
Đáp án đúng là B.
Câu 2.
Phương pháp giải:
2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 4 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.
Ta chuyển thành phép nhân như sau: 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4.
Các câu khác làm tương tự.
Giải chi tiết:
Ta chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân như sau:
2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4
4 + 4 + 4 = 4 × 3
Vậy ta có kết quả như sau:
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4 Đ
b) 2 + 2 + 2 + 2 = 4 × 2 S
c) 4 + 4 + 4 = 3 × 4 S
d) 4 + 4 + 4 = 4 × 3 Đ
Câu 3.
Phương pháp giải:
3 được lấy 5 lần tức là ta có phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 + 3.
Phép cộng trên được chuyển thành phép nhân là 3 × 5.
Do đó, 3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5.
Các câu khác làm tương tự.
Giải chi tiết:
3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5.
4 được lấy 3 lần viết là : 4 × 3.
Vậy ta có kết quả như sau
a) 3 được lấy 5 lần viết là : 3 × 5 Đ
3 được lấy 5 lần viết là : 5 × 3 S
b) 4 được lấy 3 lần viết là : 3 × 4 S
4 được lấy 3 lần viết là : 4 × 3 Đ
Câu 4.
Phương pháp giải:
2 + 2 + 2 là tổng của 3 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.
Ta chuyển thành phép nhân như sau: 2 + 2 + 2 = 2 × 3.
Các câu khác làm tương tự.
Giải chi tiết:
Câu 5.
Phương pháp giải:
Tích 3 × 4 có nghĩa là số 3 được lấy 4 lần, do đó, tích đó được viết thành tổng là:
3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 4
Các câu khác làm tương tự.
Giải chi tiết:
Các tích được viết thành tổng các số hạng bằng nhau như sau:
3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 ;
3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3
Vậy ta có kết quả như sau:
a) 3 × 4 = 4 + 4 + 4 S
b) 3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 Đ
c) 3 × 5 = 5 + 5 + 5 S
d) 3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 Đ
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết phép tính sao cho các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng, trừ lần lượt các số từ phải qua trái.
Giải chi tiết:
Đặt tính rồi tính ta có:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{a)\,\,\,}\\{}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{37}\\{35}\\{16}\end{array}}\\\hline{\,\,\,88}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{b)\,\,\,}\\{}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{42}\\{\,\,9}\\{15}\end{array}}\\\hline{\,\,\,66}\end{array}\)
Bài 2.
Phương pháp giải:
Xác định xem mỗi số hạng được lấy bao nhiêu lần, từ đó viết phép nhân tương ứng.
Giải chi tiết:
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 8
Vậy: 2 × 4 = 8
b) 4 + 4 + 4 = 12
Vậy: 4 × 3 = 12
c) 3 + 3 + 3 + 3 = 12
Vậy: 3 × 4 = 12
d) 5 + 5 + 5 = 15
Vậy: 5 × 3 = 15
Bài 3.
Phương pháp giải:
- Quan sát rồi đếm số con vật có trong mỗi lồng và số lồng.
- Viết phép nhân: số con vật trong mỗi lồng × số lồng, sau đó tính kết quả.
Giải chi tiết:
Bài 4.
Phương pháp giải:
- Quan sát ví dụ mẫu để hiểu rõ cách làm.
- Áp dụng: Thừa số × Thừa số = Tích.
Giải chi tiết:
b) 5 × 3 = 15 ;
c) 7 × 4 = 28 ;
d) 4 × 9 = 36.