Bài tập cuối tuần Toán 2 tuần 21 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Tải vềBài tập cuối tuần 21 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần
Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1: Thừa số thứ nhất là số liền sau số 3, thừa số thứ hai là số chẵn lớn nhất có một chữ số. Tích của hai số là:
A. 21 |
B. 24 |
C. 27 |
D. 32 |
Câu 2: Đường gấp khúc dưới đây gồm số đoạn thẳng là:
A. 6 |
B. 7 |
C. 8 |
D. 9 |
Câu 3: Một đường gấp khúc gồm bốn đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 13cm, 24cm, 8cm và 1dm. Độ dài của đường gấp khúc này là:
A. 56cm B. 40cm
C. 46cm D. 55cm
Câu 4: Phép tính nào dưới đây đúng?
A. 5 × 7 = 35 B. 2 × 6 = 13
C. 4 × 7 = 24 D. 3 × 8 = 11
Câu 5: Mẹ mua 6 hộp bánh, mỗi hộp bánh có 5 chiếc bánh. Số chiếc bánh là:
A. 20 chiếc B. 25 chiếc
C. 30 chiếc D. 35 chiếc
Phần 2. tự luận
Bài 1: Thực hiện phép tính (theo mẫu):
Mẫu: 2 × 2 + 5 × 4 = 4 + 20 = 24
2 × 7 + 4 × 5
5 × 8 – 4 × 9
2 × 3 + 2 × 4 + 2 × 5
5 × 7 – 4 × 2 – 3 × 6
Bài 2: Tìm \(x\), biết:
\(x\) + 5 = 4 × 5 |
\(x\) – 17 = 3 × 6 |
\(x\) + 17 = 2 × 9 |
\(x\) – 72 = 2 × 5 |
Bài 3: Độ dài đường gấp khúc ABCD là 8dm. Độ dài của đoạn thẳng BC và DC lần lượt là 23cm và 14cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Bài 4: Cho đường gấp khúc ABCD, biết độ dài đoạn thẳng BC là 10cm, độ dài đường gấp khúc ABC là 47cm, độ dài đường gấp khúc BCD là 28cm. Hỏi độ dài đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu xăng-ti-mét?
Lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
D |
B |
D |
A |
C |
Câu 1
Phương pháp:
- Tìm số liền sau số 3 là số 4.
- Tìm số chẵn lớn nhất có một chữ số là 8.
- Tìm tích của hai số trên.
Cách giải:
Số liền sau số 3 là số 4.
Số chẵn lớn nhất có một chữ số là 8.
Tích của 4 và 8 là:
4 × 8 = 32
Chọn đáp án D.
Câu 2
Phương pháp:
Quan sát kĩ hình vẽ đã cho rồi đếm số đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đã cho.
Cách giải:
Đường gấp khúc đã cho gồm 7 đoạn thẳng.
Chọn đáp án B.
Câu 3
Phương pháp:
- Đổi 1dm = 10cm.
- Tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài của 4 đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.
Cách giải:
Đổi: 1dm = 10cm.
Độ dài của đường gấp khúc đó là:
13 + 24 + 8 + 10 = 55 (cm)
Đáp số: 55cm.
Chọn đáp án D.
Câu 4
Phương pháp:
Nhẩm lại các phép tính trong bảng nhân 2, 3, 4, 5 rồi chọn phép tính đúng.
Cách giải:
Ta có:
5 × 7 = 35 2 × 6 = 12
4 × 7 = 28 3 × 8 = 24
Vậy phép tính đúng là 5 × 7 = 35.
Chọn đáp án A.
Câu 5
Phương pháp:
Muốn tìm số chiếc bánh mẹ có ta lấy số bánh có trong mỗi hộp nhân với số hộp bánh mẹ mua.
Cách giải:
Có số chiếc bánh là:
5 × 6 = 30 (chiếc)
Đáp số: 30 chiếc.
Chọn đáp án C.
Phần 2. Phần tự luận
Bài 1:
Phương pháp:
Thực hiện phép nhân trước rồi thực hiện phép cộng, trừ sau.
Cách giải:
2 × 7 + 4 × 5 = 14 + 20 = 34
5 × 8 – 4 × 9 = 40 – 36 = 4
2 × 3 + 2 × 4 + 2 × 5 = 6 + 8 + 10 = 14 + 10 = 24
5 × 7 – 4 × 2 – 3 × 6 = 35 – 8 – 18 = 27 – 18 = 9
Bài 2:
Phương pháp:
- Tính giá trị vế phải trước
- Tìm \(x\) theo các quy tắc đã học:
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Cách giải:
\(x\) + 5 = 4 × 5 \(x\) + 5 = 20 \(x\) = 20 – 5 \(x\) = 15 |
\(x\) – 17 = 3 × 6 \(x\) – 17 = 18 \(x\) = 18 + 17 \(x\) = 35 |
\(x\) + 17 = 2 × 9 \(x\) + 17 = 18 \(x\) = 18 – 17 \(x\) = 1 |
\(x\) – 72 = 2 × 5 \(x\) – 72 = 10 \(x\) = 10 + 72 \(x\) = 82 |
Bài 3:
Phương pháp:
Muốn tìm đọ dài đoạn thẳng AB ta lấy độ dài đường gấp khúc ABCD trừ đi độ dài của đoạn thẳng BC và DC.
Cách giải:
Đổi 8dm = 80cm
Đoạn thẳng AB dài số xăng-ti-mét là:
80 – 23 – 14 = 43 (cm)
Đáp số: 43cm
Bài 4:
Phương pháp:
- Tìm độ dài đoạn thẳng AB ta lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng BC.
- Tìm độ dài đoạn thẳng CD ta lấy độ dài đường gấp khúc BCD trừ đi độ dài đoạn thẳng BC.
- Tìm độ dài đường gấp khúc ABCD = độ dài đoạn thẳng AB + độ dài đoạn thẳng BC + độ dài đoạn thẳng CD.
Cách giải:
Độ dài đoạn thẳng AB là:
47 – 10 = 37 (cm)
Độ dài đoạn thẳng CD là:
28 – 10 = 18 (cm)
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
37 + 10 + 18 = 65 (cm)
Đáp số: 65cm.