Bài tập cuối tuần Toán 2 tuần 22 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Tải vềBài tập cuối tuần 22 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần
Đề bài
Phần 1. T rắc nghiệm
Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
A. Độ dài đường gấp khúc MNP lớn hơn độ dài đường gấp khúc MDEGP.
B. Độ dài đường gấp khúc MNP bé hơn độ dài đường gấp khúc MDEGP.
C. Độ dài đường gấp khúc MNP bằng độ dài đường gấp khúc MDEGP.
Câu 2 . Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 2dm và 34 cm.
36cm … 54cm …
b) Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm ; 2dm ; 3cm.
6dm … 33cm …
c) Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm ; 2cm ; 3cm ; 4cm.
10cm … 19cm …
Phần 2. Tự l uận :
Bài 1 . Viết 9 số khác nhau đều bé hơn 10 vào các ô trống ở hàng thừa số. Viết kết quả phép tính vào các ô trống ở hàng tích.
Bài 2 . Viết số thích hợp vào ô trống :
Bài 3 . Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm ; 5 cm ; 9 cm.
Bài giải
……………………………………………………………………………………..............
……………………………………………………………………………………..............
……………………………………………………………………………………..............
Bài 4 . Viết các số khác nhau và ô trống :
× |
× |
= |
6 |
Lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
- Tính độ dài 2 đường gấp khúc rồi so sánh kết quả với nhau.
- Độ dài đường gấp khúc MNP bằng tổng độ dài đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
- Độ dài đường gấp khúc MDEGP bằng tổng độ dài các đoạn thẳng MD, DE, EG và GP.
Cách giải:
Độ dài đường gấp khúc MNP là:
4cm + 6cm = 10 (cm)
Độ dài đường gấp khúc MDEGP là:
3cm + 2cm + 3cm + 2cm = 10 (cm)
Mà: 10cm = 10cm.
Vậy độ dài đường gấp khúc MNP bằng độ dài đường gấp khúc MDEGP.
Chọn C.
Câu 2.
Phương pháp:
Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
a) Đổi: 2dm = 20cm.
Độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 2dm và 34cm là:
20cm + 34cm = 54 (cm)
Đáp số: 54cm.
Vậy ta có kết quả như sau:
36cm (S) 54cm (Đ)
b) Đổi: 1dm = 10cm; 2dm = 20cm.
Độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm ; 2dm ; 3cm là:
10cm + 20cm + 3cm = 33 (cm)
Đáp số: 33cm.
Vậy ta có kết quả như sau:
6dm (S) 33cm (Đ)
c) Đổi: 1dm = 10cm.
Độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm ; 2cm ; 3cm ; 4cm là:
10cm + 2 cm + 3cm + 4cm = 19 (cm)
Đáp số: 19cm.
Vậy ta có kết quả như sau:
10cm (S) 19cm (Đ)
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
- Viết 9 số khác nhau đều bé hơn 10 vào các ô trống ở hàng thừa số.
- Nhẩm lại các bảng nhân đã học rồi điền kết quả vào ô trống.
Cách giải:
Bài 2.
Phương pháp:
Nhẩm lại các bảng nhân đã học rồi điền số thích hợp vào ô trống.
Cách giải:
Bài 3.
Phương pháp:
Độ dài đường gấp khúc đã cho bằng tổng độ dài ba đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.
Cách giải:
Đổi: 1dm = 10cm.
Độ dài đường gấp khúc đó là:
10cm + 5cm + 9cm = 24 (cm)
Đáp số: 24cm.
Bài 4.
Phương pháp:
Nhẩm ta thấy tích của các số 1, 2 và 3 là 6, từ đó ta viết được các tích thích hợp.
Cách giải:
Có thể viết một trong các cách sau :
1 × 2 × 3 = 6
2 × 1 × 3 = 6
2 × 3 × 1 = 6
1 × 3 × 2 = 6
3 × 1 × 2 = 6
3 × 2 × 1 = 6
Hợp lí hơn cả là trường hợp :
2 × 1 × 3 = 6
3 × 1 × 2 = 6.