Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 4 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết) — Không quảng cáo

Bài tập cuối tuần Toán 4 có đáp án và lời giải chi tiết Bài tập cuối tuần 4


Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 4- Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 4- Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần.

Đề bài

Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:

a)       2 tấn 10 kg  ...  20 tạ 1 kg

A. 2 tấn 10kg  >  2 tạ 1kg

B. 2 tấn 10kg  <  2 tạ 1kg

C. 2 tấn 10kg  =  2 tạ 1kg

b)       \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ  …  300 tháng

A. \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ  >  300 tháng

B. \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ  <  300 tháng

C. \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ  =  300 tháng

Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

a) Cho 6 chữ số 1, 2, 5, 6, 9, 0. Hãy viết số bé nhất gồm 6 chữ số đã cho.

A. 012569                               B. 125690                             C. 102569

b) Giá trị của chữ số 5 trong số đã tìm được ở câu a là:

A. 50                                       B. 500                                   C. 5000

c) Bảng sau ghi tên vận động viên và thời gian chạy trên cùng một quãng đường của mỗi người:

Khuê

Văn

Quân

13 phút

\(\dfrac{1}{5}\) giờ

700 giây

12 phút 45 giây

Người chạy nhanh nhất là:

A. Khuê                                        B. Văn

C. Tú                                            D. Quân

Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2 tạ 3 yến 5kg = …...... kg

5 yến 6kg = …………. kg

3 tấn 5 tạ = ……………. kg

300 yến = …………… tấn

1200kg = ……………... tạ

80 000kg = …………... tấn

b) 4000 giây = ……giờ …... phút …… giây

1 ngày = ………… giây

Bài 4. Một chiếc cầu dài 800m có biển cấm ô tô chạy quá 10km một giờ. Một người lái xe đã cho ô tô chạy qua cầu hết \(\dfrac{1}{{12}}\) giờ. Hỏi người đó có tôn trọng luật an toàn giao thông hay không?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 5. Ba ô tô chở hàng. Ô tô thứ nhất chở được 4 tạ 5 yến, ô tô thứ hai chở được bằng \(\dfrac{1}{5}\) khối lượng hàng của ô tô thứ nhất, nhưng bằng \(\dfrac{1}{4}\) khối lượng hàng của ô tô thứ ba. Hỏi cả 3 ô tô chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 6. Khi viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2009 thì phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp giải:

a) Áp dụng cách đổi 1 tấn = 1000kg và 1 tạ = 100kg để đổi các số đo về cùng đơn vị là kg, sau đó so sánh kết quả với nhau. Từ đó xác định đúng sai.

b) 1 thế kỉ = 100 năm, đổi đơn vị thế kỉ về đơn vị năm.

1 năm = 12 tháng, đổi đơn vị năm về đơn vị tháng rồi so sánh.

Cách giải :

a) 2 tấn 10kg = 2000kg + 10kg = 2010kg

20 tạ 1kg = 2000kg + 1kg = 2001kg

Mà: 2010kg  >  2001kg.

Do đó:  2 tấn 10kg  >  20 tạ 1kg.

Ta có kết quả : A – Đúng,        B – Sai,        C – Sai.

b) \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ = 25 năm (vì 100 : 4 = 24)

=  300 tháng (vì 12 × 25 = 300)

Ta có kết quả:  A – Sai,            B – Sai,       C – Đúng.

Bài 2.

Phương pháp giải:

a) Trong 6 số đã cho, số bé nhất là số 0, nhưng để tạo thành số có 6 chữ số thì chữ số 0 không thể đứng đầu. Nên số hàng trăm nghìn là số 1, các chữ số còn lại sắp xếp theo thứ tự tăng dần, ta được số cần tìm.

b) Xác định vị trí của chữ số 5 trong số đó để tìm giá trị.

c) Đổi các đơn vị đo về cùng đơn vị giây rồi so sánh. Bạn nào có số giây ít hơn thì bạn đó chạy nhanh hơn.

Cách giải :

a) Số bé nhất gồm 6 chữ số 1, 2, 5, 6, 9, 0 là 102569.

Chọn đáp án C.

b) Trong số 102569 chữ số 5 nằm ở hàng trăm nên có giá trị là 500.

Chọn đáp án B.

c) Khuê: 13 phút = 780 giây

Văn: \(\dfrac{1}{5}\) giờ = 12 phút = 720 giây

Tú: 700 giây

Quân: 12 phút 45 giây = 720 giây + 45 giây = 765 giây.

Ta có : 700 giây < 720 giây < 765 giây < 780 giây.

Vậy Tú nhanh nhất.

Chọn đáp án C.

Bài 3.

Phương pháp giải:

a) Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng:

b) Áp dụng cách chuyển đổi:  1 giờ = 60 phút = 3600 giây.

Cách giải :

a) 2 tạ 3 yến 5kg =  200kg + 30kg + 5kg = 235kg

5 yến 6kg = 50kg + 6kg = 56kg

3 tấn 5 tạ =  3000kg + 500kg = 3500kg

300 yến =  3 tấn

1200kg = 12 tạ

80 000kg = 80 tấn

b) 4000 giây = 1 giờ 6 phút 40 giây

1 ngày = 24 giờ = 86400 giây

Bài 4.

Phương pháp giải:

- Đổi: \(\dfrac{1}{{12}}\) giờ = 5 phút.

- Tính quãng đường người đó đi trong 1 giờ (hay 60 phút)  ta lấy quãng đường đi được trong 5 phút chia cho 5 rồi nhân với 60.

- So sánh:

Nếu quãng đường đi được trong 1 giờ ít hơn 10km thì người đó vẫn tôn trọng luật an toàn giao thông.

Nếu quãng đường đi được trong 1 giờ vượt quá 10km thì người đó không tôn trọng luật an toàn giao thông.

Cách giải :

Đổi: \(\dfrac{1}{{12}}\) giờ = 5 phút.

1 giờ người đó lái ô tô chạy được số ki-lô-mét là:

800 : 5 × 60 = 9600m = 9km 600m.

Vì 9 km 600m < 10km nên người đó có tôn trọng luật an toàn giao thông.

Bài 5.

Phương pháp giải:

- Đổi đơn vị đo khối lượng về đơn vị ki-lô-gam.

- Tìm khối lượng hàng ô tô thứ hai chở được ta lấy khối lượng hàng ô tô thứ nhất chở được chia cho 5.

- Khối lượng hàng ô tô thứ hai chở bằng \(\dfrac{1}{4}\) khối lượng hàng của ô tô thứ ba tức là khối lượng hàng ô tô thứ ba chở gấp 4 lần lượng hàng ô tô thứ hai chở, từ đó tìm được khối lượng hàng ô tô thứ ba chở được.

- Tìm tổng khối lượng hàng ba xe chở được.

Cách giải:

Đổi : 4 tạ 5 yến = 450kg.

Ô tô thứ hai chở được số ki-lô-gam hàng là:

450 : 5 = 90 (kg)

Ô tô thứ ba chở được số ki-lô-gam hàng là:

90 × 4 = 360 (kg)

Cả ba ô tô chở được số ki-lô-gam hàng là:

450 + 90 + 360 = 900 (kg)

Đáp số: 900kg.

Bài 6.

Phương pháp giải:

- Tìm số các số có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số, 4 chữ số theo công thức tìm số số hạng của dãy số cách đều:

Số số hạng = (Số cuối – số đầu) : khoảng cách giữa hai số + 1.

- Số các chữ số cần tìm = 1 × số các số có 1 chữ số + 2 × số các số có 2 chữ số + 3 × số các số có 3 chữ số + 4 × số các số có 4 chữ số.

Cách giải :

Từ 1 đến 2009 có:

Dãy các số có 1 chữ số là 1; 2; 3; ... ; 8; 9.

Số các số có 1 chữ số là :

(9 – 1) : 1 + 1 = 9

Dãy các số có 2 chữ số là 10; 11; 12; ...; 97; 98; 99.

Số các số có 2 chữ số là :

(99 – 10) : 1 + 1 = 90

Dãy các số có 3 chữ số là 100; 101; ...; 998; 999.

Số các số có 3 chữ số là :

(999 – 100) : 1 + 1 = 900

Dãy các số có 4 chữ số là 1000; 1001; ...; 2008; 2009.

Số các số có 4 chữ số là :

(2009 – 1000) : 1 + 1 = 1010

Số lượng chữ số để viết dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2009 là:

1 × 9 + 2 × 90 + 3× 900 + 4 × 1010 = 6929 (chữ số ).

Đáp số: 6929 số.


Cùng chủ đề:

Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 1 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 2 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 2 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 3 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 3 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 4 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 15 - Đề 1 ( Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 19 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 19 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 20 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 20 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)