Bài tập cuối tuần Toán 4 tuần 20 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Tải vềBài tập cuối tuần 20 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với các dạng bài tập giúp các em ôn lại kiến thức đã học trong tuần
Đề bài
Bài 1. Viết các phân số:
a) Hai phần bảy ;
b) Năm phần chín;
c) Mười lăm phần hai mươi sáu;
d) Năm mươi hai phần một trăm linh một.
Bài 2. Đọc các phân số sau:
\(\dfrac{5}{8};\,\,\,\dfrac{4}{{17}};\,\,\,\dfrac{{22}}{{99}};\,\,\,\dfrac{{123}}{{235}};\,\,\,\dfrac{{567}}{{2021}}.\)
Bài 3. Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
7 : 9 = … ; 5 : 8 = … ;
6 : 19 = … ; 1 : 3 = …
Bài 4. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu).
Mẫu: \(6 = \dfrac{6}{1}\). 4 = … ; 12 = … ; 33 = … ; 2021 = ….
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Trong các phân số: \(\dfrac{3}{4}\) ; \(\dfrac{9}{{14}}\) ; \(\dfrac{7}{5}\); \(\dfrac{6}{{10}}\); \(\dfrac{{19}}{{17}}\)\(\); \(\dfrac{{24}}{{24}}\)
a) Phân số bé hơn 1 là :
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
b) Phân số lớn hơn 1là :
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
c) Phân số bằng 1 là:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 6. Tìm 2 phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{4}\).
Ta có: \(\dfrac{3}{4}\) = …………………. = ………………….
Bài 7. Viết các phân số bằng 1, lớn hơn 1 và có mẫu số là 9.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp:
Để viết phân số ta viết tử trên dấu gạch ngang và mẫu số dưới dấu gạch ngang.
Cách giải:
a) Phân số “hai phần bảy” viết là: \(\dfrac{2}{7}\) ;
b) Phân số “năm phần chín” viết là: \(\dfrac{5}{9}\);
c) Phân số “mười lăm phần hai mươi sáu” viết là: \(\dfrac{{15}}{{26}}\);
d) Phân số “năm mươi hai phần một trăm linh một ” viết là: \(\dfrac{{52}}{{101}}\).
Bài 2.
Phương pháp:
Để đọc phân số trước tiên ta đọc tử số, đọc “phần”, sau đó đọc mẫu số.
Cách giải:
Phân số |
Cách đọc |
\(\dfrac{5}{8}\) |
Năm phần tám |
\(\dfrac{4}{{17}}\) |
Bốn phần mười bảy |
\(\dfrac{{22}}{{99}}\) |
Hai mươi hai phần chín mươi chín |
\(\dfrac{{123}}{{235}}\) |
Một trăm hai mươi ba phần hai trăm ba mươi lăm |
\(\dfrac{{567}}{{2021}}\) |
Năm trăm sáu mươi bảy phần hai nghìn không trăm hai mươi mốt |
Bài 3.
Phương pháp:
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Cách giải:
7 : 9 = \(\dfrac{7}{9}\); 5 : 8 = \(\dfrac{5}{8}\) ;
6 : 19 = \(\dfrac{6}{{19}}\); 1 : 3 = \(\dfrac{1}{3}\)
Bài 4.
Phương pháp:
Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
Cách giải:
4 = \(\dfrac{4}{1}\) ; 12 = \(\dfrac{{12}}{1}\) ;
33 = \(\dfrac{{33}}{1}\) ; 2021 = \(\dfrac{{2021}}{1}\).
Bài 5
Phương pháp:
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
- Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Cách giải:
a) Phân số bé hơn 1 là : \(\dfrac{3}{4}\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{9}{{14}}\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{6}{{10}}.\)
b) Phân số lớn hơn 1là : \(\dfrac{7}{5}\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{19}}{{17}}.\)
c) b) Phân số bằng 1là : \(\dfrac{{24}}{{24}}.\)
Bài 6
Phương pháp:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Cách giải:
Có rất nhiều phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{4}\), chẳng hạn ta có thể lấy như sau:
\(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 2}}{{4 \times 2}} = \dfrac{6}{8};\) \(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 3}}{{4 \times 3}} = \dfrac{9}{{12}};\,\,...\)
Vậy hai phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{4}\) là \(\dfrac{6}{8};\,\,\dfrac{9}{{12}}.\)
Bài 7
Phương pháp:
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
- Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Cách giải:
- Phân số bằng 1 và có mẫu số là 9 là: \(\dfrac{9}{9}.\)
- Có rất nhiều phân số lớn hơn 1 và có mẫu số là 9, chẳng hạn: \(\dfrac{{10}}{9}\,;\,\,\,\dfrac{{11}}{9}\,;\,\,\,\dfrac{{12}}{9}\,;\,\,\,\dfrac{{13}}{9}\,;\,\,\,\dfrac{{14}}{9};\,\,\,\dfrac{{15}}{9}\,;\,\,...\)