Biện pháp lặp cấu trúc — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Biện pháp tu từ Văn 11


Biện pháp lặp cấu trúc

Lặp cấu trúc (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

BIỆN PHÁP LẶP CẤU TRÚC

- Lặp cấu trúc (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

- Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương

- Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh

Ví dụ:

1. Chỉ cá liền với nước

Chỉ lúa liền với ruộng

Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!

(Tiễn dặn người yêu)

2. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi (Hồ Chí Minh)

3. Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)


Cùng chủ đề:

Biện pháp lặp cấu trúc
Biện pháp tu từ đối
Các dạng và những điều cần chú ý trong bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Cách giải thích nghĩa của từ
Cách phát hiện và sửa lỗi về thành phần câu
Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo