Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham


Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn.

CÁCH TRÍCH DẪN VÀ LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trích dẫn

- Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:

+ Trích dẫn trực tiếp

Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019)

+ Trích dẫn gián tiếp

Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng…

2. Lập danh mục tài liệu tham khảo

- Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục

- Tài liệu tham khảo thường được lập thành danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo. Ví dụ:

1. Cao Xuân Hạo (2000), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt , NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đào Duy Anh phiên chú (1976), Quốc âm thi tập , trong “Nguyễn Trãi toàn tập”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Hiểu (1990), “Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, trang 7-12


Cùng chủ đề:

Biện pháp lặp cấu trúc
Biện pháp tu từ đối
Các dạng và những điều cần chú ý trong bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Cách giải thích nghĩa của từ
Cách phát hiện và sửa lỗi về thành phần câu
Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo
Chuẩn bị bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm
Chuẩn bị khi thảo luận về một vấn đề trong đời sống (hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
Chuẩn bị nói bài giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân
Chuẩn bị nói bài giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
Chuẩn bị nói bài giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)