Biện pháp tu từ đối — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Biện pháp tu từ Văn 11


Biện pháp tu từ đối

Đối là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

- Đối là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định

- Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường này được gọi là tiểu đối. Ví dụ:

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

(Nguyễn Du)

- Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (như thơ, phú), văn biền ngẫu (như câu đối, chiếu, cáo, hịch,..) mà còn được dùng trong cả văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại

- Biện pháp đối có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn


Cùng chủ đề:

Biện pháp lặp cấu trúc
Biện pháp tu từ đối
Các dạng và những điều cần chú ý trong bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Cách giải thích nghĩa của từ
Cách phát hiện và sửa lỗi về thành phần câu
Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo
Chuẩn bị bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm