Cà Mau quê xứ — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 11 Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức - Tập 2


Cà Mau quê xứ

Cà Mau quê xứ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

Tác giả

Tác giả Trần Tuấn

1. Tiểu sử

- Trần Tuấn sinh năm 1967, tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn

- Quê quán tại Hà Nội

2. Đặc điểm nghệ thuật

Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhấn nhá, nhiều liên tưởng.

3. Tác phẩm chính

- Ma thuật ngón (2008)

- Đừng gọi tôi là Lại Phiền Hà (2008)

- Chậm hơn dừng lại (2017)

Sơ đồ tư duy Tác giả Trần Tuấn

Tác phẩm

Tác phẩm Cà Mau quê xứ

1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Kí

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” được trích trong tập “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.

3. Nội dung chính

Tác phẩm Cà Mau quê xứ khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.

4. Tóm tắt tác phẩm

Cà Mau- mảnh đất được nhà văn Trần Tuấn lựa chọn là mảnh đất sẽ đến thăm quan và khám phá, tất cả như ngoài sức tưởng tượng của ông một khung cảnh tuyệt đẹp và hài hòa giữa thiên nhiên và con người, để rồi sau chuyến đi đó, tác giả đã viết nên tác phẩm Cà Mau quê xứ. Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Để rồi khi thực sự được đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây. Trước đó đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã từng đến đây. Họ viết về những lần đánh giặc của con người Cà Mau, là hình ảnh về những em bé chia tay gia đình của mình. Những hình ảnh đẹp đó đã ghi dấu ấn vào trong lòng tác giả. Tác giả mở những trang văn ra để có thể cảm nhận trước những cái khó khăn, cái cực khổ đã trải qua với vùng đất này. Tác giả cùng với người bạn của mình, được nghe về những câu chuyện của những con người đã từng đến Cà Mau. Họ đều dành tình cảm cho nơi đây, lưu luyến không rời. Lang thang đi qua nhiều mảnh đất, từ “xứ” như xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đó như cái hãnh diện của những con người khi nhắc đến quê hương của mình. Tác giả được ở nơi đây, cùng hòa vào khung cảnh sống sinh hoạt của những con người Cà Mau. Ở đó có những ngôi nhà được dựng lên bằng những thứ cảnh vật có sẵn ở đây. Có những con người cần cù chịu khó, đang làm những công việc mưu sinh. Khung cảnh sinh hoạt của người Cà Mau luôn gắn liền với cây đước, nó mang lại nhiều tài nguyên, mang theo thứ ánh sáng đẩy lùi khó khăn cho con người. Mọi thứ như là trong giấc mơ, trải nghiệm đó sẽ mãi không bao giờ quên đối với tâm trí tác giả.

5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị nhưng ấn tượng

- Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

Sơ đồ tư duy Tác phẩm Cà Mau quê xứ

Cùng chủ đề:

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Văn 11)
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Bài ca ngất ngưởng
Cà Mau quê xứ
Cây diêm cuối cùng
Chiếu cầu hiền (KNTT)
Chí khí anh hùng (Văn 11)
Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ
Chữ người tử tù