Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 11 Tác giả tác phẩm - Chân trời sáng tạo - Tập 1


Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ

Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

Tác giả

Nguyễn Công Trứ

1. Tiểu sử

- Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Khi nhà Nguyễn đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công trứ hăm hở đi học đi thi. Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Bấy giờ ông đã bốn mươi mốt tuổi.

- Nguyễn  Công Trứ là một ông quan rất thanh liêm, chính trực.

2. Sự nghiệp văn học

- Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam. Thơ văn của ông mang màu sắc thời đại rõ rệt. Nhìn tổng quát thơ văn Nguyễn Công Trứ tập trung vào ba chủ đề chính:

1. Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi.

2. Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình.

3. Những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc.

- Quan niệm của ông sống trong xã hội phải chiếm lấy một địa vị để...làm việc “trí quân trạch dân”; công danh trong Nguyễn Công Trứ thường gắn liền quan niệm trung hiếu, quân thân. Nguyễn Công Trứ cũng là một hồn thơ lạc quan, bay bổng.

Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất của Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Sơ đồ tư duy Nguyễn Công Trứ

Tác phẩm

Chí khí anh hùng

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Nguyễn Công Trứ là người có tài, có chí khí, ông viết bài thơ Chí khí anh hùng khi còn trẻ nhằm mục đích để thể hiện khát khao của bản thân với cuộc sống, với con đường công danh, mong muốn đem tài trí ra giúp nước, giúp đời.

- Bài thơ này được sưu tầm bởi Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, in trong Việt Nam ca trù biên khảo, Nhà in Văn Khoa, Sài Gòn, 1962.

2. Quan niệm làm trai qua tác phẩm

- Quan niệm Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm là chí nam nhi, là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.

- Kẻ sĩ là phải lập thân bằng con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử phải thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng vàng bia đá.

- Làm quan là để thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. Gặp thời loạn thì giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình cho quê hương. Trong thời bình thì đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời, làm cho đất nước cường thịnh. Là đấng trượng phu, là kẻ nam nhi không thể sống tầm thường, không thể ru rú nơi xó nhà, mang thân phận phường giá áo túi cơm.

- Kẻ sĩ chân chính phải bằng tài đức, qua rèn luyện “thập niên đăng hỏa” ở cửa Khổng sân Trình, dùi mài kinh sử và bằng con đường thi cử, đỗ đạt, làm nên những công việc phi thường như dời non lấp bể, đội đá vá trời, ghi danh vào sử sách, làm rạng rỡ gia đình, dòng họ, làm vẻ vang cho đất nước, quê hương.

3. Ý nghĩa

- Thể hiện chính con người và suy nghĩ của ông. Là đấng nam nhi thì phải có chí anh hùng: khao khát đua tranh, vẫy vùng lập công danh, làm nên sự nghiệp lớn “lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”. Đành rằng chí anh hùng ấy mang màu sắc phong kiến, nhưng tích cực.

Tác phẩm Chí khí anh hùng


Cùng chủ đề:

Bài ca ngất ngưởng
Cà Mau quê xứ
Cây diêm cuối cùng
Chiếu cầu hiền (KNTT)
Chí khí anh hùng (Văn 11)
Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ
Chữ người tử tù
Con đường mùa đông
Dương phụ hành
Ét – va Mun – chơ và “Tiếng thét”
Kiến và người