Cây diêm cuối cùng — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 11 Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức - Tập 2


Cây diêm cuối cùng

Cây diêm cuối cùng bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

Tác giả

Tác giả Cao Huy Thuần

1. Tiểu sử

- Cao Huy Thuần là người Việt sinh sống tại Pháp

- Ông sinh ra tại Huế, dạy Đại học Huế trước thời gian đi du học ở Pháp

- Ông đã bảo vệ luận án tiến sĩ vào năm 1969, tại Đại học Paris.

- Ông trở thành giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie.

2. Đặc điểm nghệ thuật

Với tài văn chương của mình, các tác phẩm của ông chủ yếu sẽ có những giá trị cốt lõi về lịch sử lớn lao, ông có nhiều những tác phẩm tiếng nước ngoài, đặc biệt là  những tác phẩm bằng tiếng Pháp, ông cũng đã viết nhiều những tác phẩm báo ở Việt Nam, những tác phẩm đó có giá trị nhất định.

3. Tác phẩm chính

Những tác phẩm của ông thiên về lịch sử:

+ Thế giới quanh ta (2007)

+ Chuyện trò (2012)

+ Thấy Phật (2008)

+ Từ Đông sang Tây (2005)

+ Sợi tơ nhện (2015)

Sơ đồ tư duy Tác giả Cao Huy Thuần

Tác phẩm

Tác phẩm cây diêm cuối cùng

1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp yếu tố trữ tình

2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Cây diêm cuối cùng là tác phẩm lấy trong tập Chuyện trò sáng tác năm 2012

3. Nội dung chính

Cây diêm cuối cùng khắc họa hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc chiến đấu ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn, câu chuyện cảm động cây diêm cuối cùng giữa hai nhân vật kẻ thù sau đó và những suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống

4. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm Cây diêm cuối cùng kể về câu chuyện chiến tranh trên đỉnh núi cao Hy Mã Lạp Sơn của nhân vật “tôi”, cuộc chiến cứ diễn ra dai dẳng cho đến khi hai bên kiệt sức, nhân vật “tôi” lần mò đi theo vách núi và thiếp đi cho đến khi tỉnh lại vừa đói và mệt thì nhìn thấy một ngôi chùa không một bóng người, thấy một bóng người đang ngồi, sau đó chĩa súng vào nhân vật “tôi”. Sau đó, nhìn bộ quân phục và biết hai người là kẻ thù, lúc đó nhân vật tôi vo cùng sợ hãi, cả hai bị cơn bão tuyết thổi tốc vào ngôi nhà này. Sau đó là những lần quẹt diêm để nhóm lửa, người kia quăng cho nhân vật tôi một mẩu giấy, súng vẫn chìa về phía nhân vật “tôi”, quẹt nhiều lần đến cây diêm cuối cùng thì ngọn lửa cháy, chúng tôi vẫn còn sống. Từ đó, trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” hiện lên nhiều câu hỏi, nhất là cây diêm cuối cùng và ngọn lửa thắp sáng từ người mà anh coi là kẻ thù.

5. Nghệ thuật

- Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình độc đáo

- Tính chất lạ lùng, có màu sắc hư cấu thể hiện tư tưởng và suy tư của tác giả

Sơ đồ tư duy Tác phẩm cây diêm cuối cùng

Cùng chủ đề:

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Văn 11)
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Bài ca ngất ngưởng
Cà Mau quê xứ
Cây diêm cuối cùng
Chiếu cầu hiền (KNTT)
Chí khí anh hùng (Văn 11)
Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ
Chữ người tử tù
Con đường mùa đông