Câu đồng tình với so/too, either/ neither
Các từ "so", "too", "either", "neither" được sử dụng trong những câu khẳng định/phủ định mang ý đồng tình.
1. Phân biệt “ t oo" và “ s o"
Khi người thứ nhất nói một điều khẳng định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này.
1.1. Cấu trúc câu sử dụng “ t oo” :
- S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be, too.
- “too” đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,).
Ví dụ:
A: I enjoyed going to Blackpink’s concer.
(Tôi thích di xem biểu diễn của Blackpink.)
B: I did, too .
(Tôi cũng vậy.)
1.2. Cấu trúc câu sử dụng “ s o"
- So + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + S.
- “So” đứng ở đầu câu hoặc mệnh đề.
- Đảo trợ động từ/tobe/modal verb lên trước chủ ngữ. Trợ động từ cũng được chia theo chủ ngữ và thì thích hợp.
Ví dụ:
A: I enjoyed going to Blackpink’s concert.
B: So did I.
2. Phân biệt “ e ither" và “ n either"
Khi người thứ nhất nói một điều phủ định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này.
2.1. Cấu trúc sử dụng “ e ither"
- S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + not, either.
- Trường hợp sử dụng động từ thường, cần phải mượn trợ động từ và chia thì động từ thích hợp theo chủ ngữ S.
- “either” đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,).
Ví dụ:
A: I’ m not good.
(Tôi không giỏi.)
B: I’ m not good, either / I'm not, either .
(Tôi cũng không.)
2.2. Cấu trúc sử dụng “ n either”
- Neither + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + Subject.
- Chú ý: Sau “Neither” không có “not”, “neither” = “not” + “either”, đã có “neither” thì không cần “not” nữa.
Ví dụ
A: I don’t play football.
(Tôi không chơi đá bóng.)
B: Neither do I.
(Tôi cũng không.)