Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I - Đề số 4
Đề bài
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
…
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
-
A.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
-
B.
Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành tại đâu?
-
A.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971
-
B.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1972
-
C.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1973
-
D.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1974
Nội dung sau đúng hay sai?
“Tác phầm trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở miền núi về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước”
Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù?
-
A.
“Những đêm dài hành quân nung nấu”
-
B.
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa”
-
C.
“Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nòi”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:
-
A.
“Anh” và “em”
-
B.
“Sóng” và “anh”
-
C.
“Sóng” và “em”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Địa danh nào đưới đây là quê hương của Nguyễn Khoa Điềm?
-
A.
Hà Nội
-
B.
Thừa Thiên – Huế
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Nghệ An
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gia đâm nát trời chiều”
-
A.
Đất nước chìm trong máu và nước mắt
-
B.
Đất nước bật lên nỗi căm hờn
-
C.
Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Thể thơ của bài thơ Sóng :
-
A.
Thơ năm chữ
-
B.
Thơ sáu chữ
-
C.
Thơ bảy chữ
-
D.
Thơ tự do
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Cười vang
Tháo khăn phủ mặt cho chồng
Người xuống làng
Ô tô kêu vang đường cái
Vai đeo đầy tay nải
Ríu rít tiếng cười trẻ con
Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?
“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”
Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết:
-
A.
“Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
-
B.
“Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
-
C.
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may”
-
D.
. “Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Diêm Điền năm bao nhiêu?
-
A.
1964
-
B.
1965
-
C.
1966
-
D.
1967
Tích vào những thông tin chính xác về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà nho nghèo.
Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương
Năm 1939, Nguyễn Khoa Điềm bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên
Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân
Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ
Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?
“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi”
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Những câu nào dưới đây tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp?
“Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”
“Nó vét hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng”
“Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”
“Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi”
Tất cả các đáp án trên
Lời giải và đáp án
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
…
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
-
A.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
-
B.
Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Phần II: Tiếp theo đến Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi : tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành tại đâu?
-
A.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971
-
B.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1972
-
C.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1973
-
D.
Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1974
Đáp án : A
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Tác phầm trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở miền núi về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước”
- Sai
- Tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.
Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù?
-
A.
“Những đêm dài hành quân nung nấu”
-
B.
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa”
-
C.
“Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nòi”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được…Lòng dân ta yêu nước thương nhà.
Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:
-
A.
“Anh” và “em”
-
B.
“Sóng” và “anh”
-
C.
“Sóng” và “em”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Bài thơ đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữ hình tượng sóng và em.
Địa danh nào đưới đây là quê hương của Nguyễn Khoa Điềm?
-
A.
Hà Nội
-
B.
Thừa Thiên – Huế
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Nghệ An
Đáp án : B
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gia đâm nát trời chiều”
-
A.
Đất nước chìm trong máu và nước mắt
-
B.
Đất nước bật lên nỗi căm hờn
-
C.
Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều,..
Thể thơ của bài thơ Sóng :
-
A.
Thơ năm chữ
-
B.
Thơ sáu chữ
-
C.
Thơ bảy chữ
-
D.
Thơ tự do
Đáp án : A
Thể thơ: thơ năm chữ
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Cười vang
Tháo khăn phủ mặt cho chồng
Người xuống làng
Ô tô kêu vang đường cái
Vai đeo đầy tay nải
Ríu rít tiếng cười trẻ con
Cười vang
Người xuống làng
Ô tô kêu vang đường cái
Ríu rít tiếng cười trẻ con
Hình ảnh, từ ngữ thể hiện niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng: cười vang, xuống làng, ô tô kêu vang đường cái, ríu rít tiền trẻ con cười,..
=> Dày đặc những động từ diễn tả cảm xúc mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.
Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?
“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”
- Sai
- Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001- 2006)
Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết:
-
A.
“Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
-
B.
“Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
-
C.
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may”
-
D.
. “Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Đáp án : D
Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Diêm Điền năm bao nhiêu?
-
A.
1964
-
B.
1965
-
C.
1966
-
D.
1967
Đáp án : D
Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác ngày 29 – 12 – 1967.
Tích vào những thông tin chính xác về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà nho nghèo.
Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương
Năm 1939, Nguyễn Khoa Điềm bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên
Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân
Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ
Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương
Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân
Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ
Tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm:
- Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương
- Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân
- Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ
Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?
“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi”
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : B
Hình ảnh so sánh “Người như kiến, súng như củi”.
=> Hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi. Cách nói của đồng bào dân tộc.
Những câu nào dưới đây tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp?
“Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”
“Nó vét hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng”
“Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”
“Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi”
Tất cả các đáp án trên
Tất cả các đáp án trên
Những câu thơ tố cáo tội cáo tội ác của giặc:
- “Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”
- “Nó vét hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng”
- “Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”
- “Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi”
=> Tố cáo tội ác chồng chất của thực dân Pháp