Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK II - Đề số 1
Đề bài
Tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứa A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
-
A.
Cảnh A Phủ bị trói đứng
-
B.
Giọt nước mắt của A Phủ
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Chọn đáp án đúng:
-
A.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích nhận thức.
-
B.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiến hành chủ yếu bằng phương tiện phi ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích nhận thức.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Tên khai sinh của Tô Hoài là:
-
A.
Nguyễn Sen
-
B.
Nguyễn Mạnh Khải
-
C.
Đinh Trọng Đoàn
-
D.
Phạm Minh Tài
Dấu hiệu đầu tiên của việc sức sống tiềm tàng, sức phản kháng trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân thể hiện qua việc:
-
A.
Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình
-
B.
Mị sắn một miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa dầu để thắp sáng căn buồng phòng Mị
-
C.
Mị lấy váy hoa mặc, Mị muốn đi chơi
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”
“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”
Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Hoàn cảnh của A Phủ
Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
Bút danh của Tô Hoài gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Đúng hay sai?
Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?
-
A.
Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
-
B.
Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
-
C.
Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
-
D.
Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955.
Tô Hoài xuất thân trong gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình công chức
-
B.
Gia đình có truyền thống yêu nước
-
C.
Gia đình thợ thủ công
-
D.
Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn
Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?
-
A.
Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra
-
B.
Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ
-
C.
Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Để thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp, nhân vật giao tiếp cần:
-
A.
Lựa chọn đề tài, nội dung giao tiếp
-
B.
Lựa chọn phương tiện ngôn ngữ
-
C.
Cách thức, thứ tự nói hoặc viết
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm nào?
-
A.
Truyện Tây Bắc
-
B.
O chuột
-
C.
Nhà nghèo
-
D.
Cát bụi chân ai
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Ngày xưa, khi chưa trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp, tài năng như thế nào?
-
A.
Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo
-
B.
Mị hát rất hay, bao nhiêu người mê
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Có mấy nhân tố trong hoạt động giao tiếp?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Nội dung sau về tác phẩm Vợ chồng A Phủ đúng hay sai?
“Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng”
Lời giải và đáp án
Tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứa A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
-
A.
Cảnh A Phủ bị trói đứng
-
B.
Giọt nước mắt của A Phủ
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : B
Khi " Mị lé mắt trông sang... một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ", giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
Chọn đáp án đúng:
-
A.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích nhận thức.
-
B.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiến hành chủ yếu bằng phương tiện phi ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích nhận thức.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích nhận thức.
Tên khai sinh của Tô Hoài là:
-
A.
Nguyễn Sen
-
B.
Nguyễn Mạnh Khải
-
C.
Đinh Trọng Đoàn
-
D.
Phạm Minh Tài
Đáp án : A
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen
Dấu hiệu đầu tiên của việc sức sống tiềm tàng, sức phản kháng trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân thể hiện qua việc:
-
A.
Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình
-
B.
Mị sắn một miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa dầu để thắp sáng căn buồng phòng Mị
-
C.
Mị lấy váy hoa mặc, Mị muốn đi chơi
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: " Mị còn phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi ". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình: " Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ".
Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”
“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”
Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Hoàn cảnh của A Phủ
Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”
Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”
Hoàn cảnh của A Phủ
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”
Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến ... bao giờ chết thì thôi ) : Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị.
- Phần 2 (tiếp theo đến ... đánh nhau ở Hồng Ngài ) : Hoàn cảnh của A Phủ.
- Phần 3 (còn lại) : Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ.
Bút danh của Tô Hoài gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Đúng hay sai?
- Đúng
- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức
Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?
-
A.
Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
-
B.
Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
-
C.
Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
-
D.
Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955.
Đáp án : A
Tập Truyện Tây Bắc được giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
Tô Hoài xuất thân trong gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình công chức
-
B.
Gia đình có truyền thống yêu nước
-
C.
Gia đình thợ thủ công
-
D.
Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn
Đáp án : C
Tô Hoài xuất thân trong gia đình thợ thủ công
Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?
-
A.
Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra
-
B.
Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ
-
C.
Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Sau việc đánh con quan làng, A Phủ đã nhận lấy những trận đòn kinh người của nhà thống lí, A Phủ dù bị đánh đập nhưng không hề kêu van, xin tha đến nửa lời. Anh rất cứng đầu, mạnh bạo và không chịu khuất phục. Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không công cho nhà thống lí.
Để thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp, nhân vật giao tiếp cần:
-
A.
Lựa chọn đề tài, nội dung giao tiếp
-
B.
Lựa chọn phương tiện ngôn ngữ
-
C.
Cách thức, thứ tự nói hoặc viết
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)
Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm nào?
-
A.
Truyện Tây Bắc
-
B.
O chuột
-
C.
Nhà nghèo
-
D.
Cát bụi chân ai
Đáp án : A
Vợ chồng A Phủ được in trong tập “ Truyện Tây Bắc ”
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Xem lại nhân vật Mị và nhân vật A Phủ
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ:
- Yêu tự do: Mị chấp nhận làm lụng, lao động để trả nợ thay cho cha mẹ chứ không chịu trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ cũng là người yêu tự do, khi bị bán xuống miền xuôi, A Phủ trốn lên miền ngược
- Sức phản kháng mãnh liệt.
Ngày xưa, khi chưa trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp, tài năng như thế nào?
-
A.
Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo
-
B.
Mị hát rất hay, bao nhiêu người mê
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm tàng một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đoá hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung, giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị được gửi vào tiếng sáo: " Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo ".
Có mấy nhân tố trong hoạt động giao tiếp?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : C
Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Nội dung sau về tác phẩm Vợ chồng A Phủ đúng hay sai?
“Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng”
- Đúng
- Viết năm 1952, đây là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng