Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 4
Đề bài
Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?
-
A.
Câu đặc biệt
-
B.
Câu rút gọn
-
C.
Câu đơn
-
D.
Câu ghép
Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?
-
A.
Nhân hóa và hoán dụ
-
B.
Nhân hóa và ẩn dụ
-
C.
Ẩn dụ và hoán dụ
-
D.
Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả
Phép so sánh trong hai câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” có tác dụng gì?
-
A.
Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả
-
B.
Nhấn mạnh tác dụng biển cả
-
C.
Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Chính Hữu khai thác đề tài đồng chí ở khía cạnh nào là chủ yếu?
-
A.
Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ
-
B.
Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
-
C.
Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước
-
D.
Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn bát cú
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Tự do
-
D.
Ngũ ngôn
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận.
Từ “quốc kỳ” có nghĩa là gì?
-
A.
Đất nước
-
B.
Lá cờ
-
C.
Lá cờ của đất nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là ai?
-
A.
Người mẹ
-
B.
Em cu tai
-
C.
Nhà thơ
-
D.
Anh bộ đội
Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
-
A.
Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
-
B.
Biết được giá trị của người nào đó
-
C.
Người có hiểu biết rộng
-
D.
Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Cụm từ “những em bé lớn trên lưng mẹ” nên hiểu thế nào cho đúng?
-
A.
Người mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi các em bé
-
B.
Những em bé trưởng thành nhờ lưng người mẹ
-
C.
Những em bé còn nhỏ được mẹ mang địu trên lưng khi đi làm
-
D.
Những em bé cùng mẹ tham gia vào những trò chơi tuổi thơ
Lời giải và đáp án
Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?
-
A.
Câu đặc biệt
-
B.
Câu rút gọn
-
C.
Câu đơn
-
D.
Câu ghép
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức các loại câu đã học
Câu thơ ấy là câu đặc biệt.
Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?
-
A.
Nhân hóa và hoán dụ
-
B.
Nhân hóa và ẩn dụ
-
C.
Ẩn dụ và hoán dụ
-
D.
Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả
Đáp án : C
Đọc kĩ câu thơ và chọn đáp án thích hợp
Câu thơ sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ ở hình ảnh “trái tim”
Phép so sánh trong hai câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” có tác dụng gì?
-
A.
Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả
-
B.
Nhấn mạnh tác dụng biển cả
-
C.
Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Đọc kĩ và tìm tác dụng
Biện pháp so sánh trong câu thơ vừa thể hiện sự rộng lớn, đẹp đẽ lại vừa nói về tác dụng của biển cả.
Chính Hữu khai thác đề tài đồng chí ở khía cạnh nào là chủ yếu?
-
A.
Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ
-
B.
Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
-
C.
Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước
-
D.
Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu
Đáp án : B
Nhớ lại hình ảnh những người lính xuất hiện trong thơ
Chính Hữu khai thác đề tài tình cảm đồng đội chủ yếu trên phương diện vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn bát cú
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Tự do
-
D.
Ngũ ngôn
Đáp án : C
Nhớ lại những thể thơ đã học
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận.
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nhớ lại bài thơ và chọn đáp án phù hợp
Đoàn thuyền đánh cá là sự kết hợp của miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Từ “quốc kỳ” có nghĩa là gì?
-
A.
Đất nước
-
B.
Lá cờ
-
C.
Lá cờ của đất nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Nhớ lại kiến thức phần Từ Hán Việt
“Quốc kỳ” nói về lá cờ riêng của mỗi nước.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là ai?
-
A.
Người mẹ
-
B.
Em cu tai
-
C.
Nhà thơ
-
D.
Anh bộ đội
Đáp án : A
Nhân vật trữ tình là nhân vật thể hiện tư tưởng tình cảm trong thơ.
Người mẹ thể hiện tình cảm, nỗi lòng của mình với đứa con.
Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
-
A.
Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
-
B.
Biết được giá trị của người nào đó
-
C.
Người có hiểu biết rộng
-
D.
Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Đáp án : A
Xem phần chú thích và chọn đáp án đúng
Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa chỉ người bạn thân, hiểu bạn như hiểu mình.
Cụm từ “những em bé lớn trên lưng mẹ” nên hiểu thế nào cho đúng?
-
A.
Người mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi các em bé
-
B.
Những em bé trưởng thành nhờ lưng người mẹ
-
C.
Những em bé còn nhỏ được mẹ mang địu trên lưng khi đi làm
-
D.
Những em bé cùng mẹ tham gia vào những trò chơi tuổi thơ
Đáp án : C
Em dựa vào nội dung bài thơ để chọn câu trả lời thích hợp
Cụm từ tái hiện hình ảnh những em bé còn nhỏ được mẹ mang địu trên lưng khi đi làm.