Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 5 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Lặng lẽ Sa Pa sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên v

Câu 2 :

Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

  • A.

    Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình

  • B.

    Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện

  • C.

    Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ

  • D.

    Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông

Câu 3 :

Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?

  • A.

    Xúc động, nghẹn ngào

  • B.

    Đau đớn đến tột cùng

  • C.

    Sung sướng đến khó tả

  • D.

    Giận dữ, phẫn uất

Câu 4 :

Ngôi kể trong truyện ngắn Làng?

  • A.

    Bác Thứ

  • B.

    Người kể giấu mặt

  • C.

    Ông chủ tịch

  • D.

    Ông Hai

Câu 5 :

Văn bản Chiếc lược ngà sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

  • A.

    Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

  • B.

    Hà, nắng gớm, về nào…

  • C.

    Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

  • D.

    Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 7 :

Đoạn văn sau :

Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không phải để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ đi lính đi vào loại đầu.

Tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên?

  • A.

    Nêu sự việc, diễn biến một cách khách quan

  • B.

    Nêu sự việc diễn biến một cách chủ quan

  • C.

    Cả A và B

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 8 :

Theo em thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là gì?

  • A.

    Công việc vất vả, nặng nhọc

  • B.

    Sự cô đơn, vắng vẻ

  • C.

    Thời tiết khắc nghiệt

  • D.

    Cuộc sống thiếu thốn

Câu 9 :

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nói quá

  • D.

    Nhân hóa

Câu 10 :

Cốt truyện của Cố hương là gì?

  • A.

    Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

  • B.

    Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

  • C.

    Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

  • D.

    Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Lặng lẽ Sa Pa sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên v

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản chủ yếu sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2 :

Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

  • A.

    Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình

  • B.

    Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện

  • C.

    Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ

  • D.

    Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn tâm sự với thằng Húc là cách để ông Hai giãi bày tâm trạng, nỗi đau khổ buồn tủi khi nghe tin làng mình theo giặc

Câu 3 :

Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?

  • A.

    Xúc động, nghẹn ngào

  • B.

    Đau đớn đến tột cùng

  • C.

    Sung sướng đến khó tả

  • D.

    Giận dữ, phẫn uất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và đặt vào vai người kể chuyện

Lời giải chi tiết :

Chi tiết đó nói lên tâm trạng xúc động, nghẹn ngào

Câu 4 :

Ngôi kể trong truyện ngắn Làng?

  • A.

    Bác Thứ

  • B.

    Người kể giấu mặt

  • C.

    Ông chủ tịch

  • D.

    Ông Hai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các ngôi kể và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Ngôi kể trong truyện ngắn Làng là ngôi thứ ba (người kể giấu mặt)

Câu 5 :

Văn bản Chiếc lược ngà sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản chủ yếu sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 6 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

  • A.

    Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

  • B.

    Hà, nắng gớm, về nào…

  • C.

    Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

  • D.

    Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại đối thoại là gì

Lời giải chi tiết :

“– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!” là câu đối thoại.

Câu 7 :

Đoạn văn sau :

Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không phải để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ đi lính đi vào loại đầu.

Tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên?

  • A.

    Nêu sự việc, diễn biến một cách khách quan

  • B.

    Nêu sự việc diễn biến một cách chủ quan

  • C.

    Cả A và B

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức ngôi kể và nội dung của đoạn văn trên để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên là nêu sự việc, diễn biến một cách khách quan.

Câu 8 :

Theo em thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là gì?

  • A.

    Công việc vất vả, nặng nhọc

  • B.

    Sự cô đơn, vắng vẻ

  • C.

    Thời tiết khắc nghiệt

  • D.

    Cuộc sống thiếu thốn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là sự cô đơn, vắng vẻ

Câu 9 :

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nói quá

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh (giống như)

Câu 10 :

Cốt truyện của Cố hương là gì?

  • A.

    Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

  • B.

    Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

  • C.

    Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

  • D.

    Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý cốt truyện là những tình huống tình tiết chính tạo nên diễn biến câu chuyện.

Lời giải chi tiết :

Cốt truyện của Cố hương xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 12
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 4