Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Khổ thơ thứ nhất bài "Viếng lăng Bác" thể hiện nội dung gì?

  • A.

    Niềm mong mỏi đợi chờ được thăm lăng Bác

  • B.

    Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác

  • C.

    Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

  • D.

    Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác

Câu 2 :

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công.

  • B.

    Sống là cống hiến.

  • C.

    Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

  • D.

    Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Câu 3 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

  • B.

    Môi trường bị ô nhiễm.

  • C.

    Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

  • D.

    Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Câu 4 :

Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Viếng lăng Bác"?

  • A.

    Hào hùng, mạnh mẽ

  • B.

    Bâng khuâng, tiếc nuối

  • C.

    Trong sáng, thiết tha

  • D.

    Nghiêm trang, thành kính

Câu 5 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A.

    Sung sướng, xúc động

  • B.

    Tự hào, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Câu 6 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

  • A.

    Quảng Bình

  • B.

    Quảng Trị

  • C.

    Thừa Thiên Huế

  • D.

    Đà Nẵng

Câu 7 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)?

  • A.

    Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

  • B.

    Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

  • C.

    Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

  • D.

    Suy nghĩ về tình cảm gia đình thời chiến qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Câu 8 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Con cò"?

  • A.

    Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa

  • B.

    Đưa ca dao dân ca vào trong thơ

  • C.

    Thơ giàu triết lý và giàu nhạc điệu ca dao, dân ca

  • D.

    Ngôn ngữ trong sáng, bình dị

Câu 9 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A.

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B.

    Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

  • C.

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D.

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 10 :

Bài thơ Con cò là lời của ai?

  • A.

    Con cò

  • B.

    Người mẹ

  • C.

    Đứa con

  • D.

    Tác giả

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khổ thơ thứ nhất bài "Viếng lăng Bác" thể hiện nội dung gì?

  • A.

    Niềm mong mỏi đợi chờ được thăm lăng Bác

  • B.

    Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác

  • C.

    Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

  • D.

    Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khổ thơ thứ nhất thể hiện Niềm xúc động nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng Bác

Câu 2 :

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công.

  • B.

    Sống là cống hiến.

  • C.

    Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

  • D.

    Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung từ đó suy ra thông điệp bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ muốn gửi đi thông điệp sống là cống hiến, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé đến cái lớn lao, cao cả.

Câu 3 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

  • B.

    Môi trường bị ô nhiễm.

  • C.

    Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

  • D.

    Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các đề bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Lời giải chi tiết :

- Các phương án A, C, D đều thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Phương án B là dạng đề thuộc bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

Câu 4 :

Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Viếng lăng Bác"?

  • A.

    Hào hùng, mạnh mẽ

  • B.

    Bâng khuâng, tiếc nuối

  • C.

    Trong sáng, thiết tha

  • D.

    Nghiêm trang, thành kính

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm dựa vào những câu chữ và rút ra giọng điệu cả bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ mang giọng điệu nghiêm trang, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

Câu 5 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A.

    Sung sướng, xúc động

  • B.

    Tự hào, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được cảm xúc của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.

Câu 6 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

  • A.

    Quảng Bình

  • B.

    Quảng Trị

  • C.

    Thừa Thiên Huế

  • D.

    Đà Nẵng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thanh Hải quê quán ở Thừa Thiên Huế.

Câu 7 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)?

  • A.

    Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

  • B.

    Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

  • C.

    Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

  • D.

    Suy nghĩ về tình cảm gia đình thời chiến qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm của Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).

Lời giải chi tiết :

- Đề C là đề bài về tư tưởng đạo lí. - Đề A, B, D là nghị luận về hiện tượng đời sống.

Câu 8 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Con cò"?

  • A.

    Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa

  • B.

    Đưa ca dao dân ca vào trong thơ

  • C.

    Thơ giàu triết lý và giàu nhạc điệu ca dao, dân ca

  • D.

    Ngôn ngữ trong sáng, bình dị

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thành công trong với thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao.

Câu 9 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A.

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B.

    Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

  • C.

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D.

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn làm tốt bài nghị luận nói chung cần phải: nêu rõ vấn đề nghị luận, thể hiện ý kiến riêng của người viết, vận dụng các phép lập luận phù hợp.

Câu 10 :

Bài thơ Con cò là lời của ai?

  • A.

    Con cò

  • B.

    Người mẹ

  • C.

    Đứa con

  • D.

    Tác giả

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại nội dung bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Con cò được khai thác trong những lời hát ru của người mẹ.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 1 - Đề số 12
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 5
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiết