Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    7 chữ

  • D.

    Tự do

Câu 1.3

Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:

  • A.

    Điệp âm

  • B.

    Điệp vòng

  • C.

    Điệp cấu trúc câu

  • D.

    Điệp từ

Câu 1.4

Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?

  • A.

    Không chỉ học kiến thức sách vở mà nên học thêm kiến thức về nghệ thuật.

  • B.

    Học không phải chỉ ở trường, lớp mà còn học, khám phá, lĩnh hội những điều bình dị trong cuộc sống.

  • C.

    Học không phải chỉ ở trong trường lớp mà còn học hỏi từ những người xung quanh mình.

  • D.

    Học là hành trình không ngừng nghỉ

Câu 2 :

Vợ nhặt mang giá trị nhân đạo sau:

  • A.

    Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.

  • B.

    Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

  • C.

    Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?

  • A.

    Cúng tất niên chiều 30 Tết

  • B.

    Đi chúc tết người thân đầu năm mới

  • C.

    Xông đất đầu năm mới

  • D.

    Mừng tuổi đầu năm mới

Câu 4 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

  • A.

    Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

  • B.

    Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

  • C.

    Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

  • D.

    Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ

Câu 5 :

Ý nghĩa tiếng hò của chú Năm:

  • A.

    Một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường

  • B.

    Một lời nhắn nhủ tha thiết

  • C.

    Một lời thề dữ dội

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:

  • A.

    Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc

  • B.

    Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7 :

Nội dung sau về nhân vật giao tiếp đúng hay sai?

“Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau”

Đúng
Sai
Câu 8 :

Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?

  • A.

    Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.

  • B.

    Khỏe, chạy nhanh như ngựa.

  • C.

    Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Giá trị nội dung của truyền ngắn Những đứa con trong gia đình là:

  • A.

    Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

  • B.

    Tái hiện được vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ của núi rừng và con người trong kháng chiến chống Mĩ.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10 :

Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển về đâu sinh sống và công tác?

  • A.

    Bình Định

  • B.

    Hưng Yên

  • C.

    Thành phố Hồ Chí Minh

  • D.

    Hà Nội

Câu 11 :

Chị Hoài có mối quan hệ như thế nào với ông Bằng?

  • A.

    Con dâu trưởng

  • B.

    Con gái

  • C.

    Con nuôi

  • D.

    Cháu gái

Câu 12 :

Vợ nhặt được in trong tác phẩm nào?

  • A.

    Con chó xấu xí

  • B.

    Nên vợ nên chồng

  • C.

    Nhà nghèo

  • D.

    O chuột

Câu 13 :

Tô Hoài đã từng làm công việc nào sau đây?

  • A.

    Dạy trẻ

  • B.

    Bán hàng

  • C.

    Kế toán hiệu buôn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Nội dung chính của đoạn sau là:

“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”

(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )

Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

Câu 15 :

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

  • A.

    Cười

  • B.

    Nói luôn miệng

  • C.

    Hát khe khẽ

  • D.

    Mắt sáng lên lấp lánh

Câu 16 :

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

  • A.

    Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

  • B.

    Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

  • C.

    Tiếng trống thúc thuế dồn dập

  • D.

    Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Câu 17 :

Cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động, thể hiện:

  • A.

    Tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa

  • B.

    Ông Bằng, chị Hoài và mọi người trong gia đình vẫn luôn quan tâm, chia sẻ, lo lắng cho nhau dù lâu ngày không gặp.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Không có đáp án đúng

Câu 18 :

Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với tác phẩm nào?

  • A.

    Xung đột

  • B.

    Xây dựng

  • C.

    Một chặng đường

  • D.

    Tầm nhìn xa

Câu 19 :

Việt và Chiến đại diện cho:

  • A.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước

  • B.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

  • C.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 20 :

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1950

  • B.

    1951

  • C.

    1952

  • D.

    1953

Câu 21 :

Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?

  • A.

    Nhà văn

  • B.

    Nhà báo

  • C.

    Y tá

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 22 :

Công việc của Tràng là:

  • A.

    Nông dân

  • B.

    Kéo xe bò thuê

  • C.

    Xay lúa thuê

  • D.

    Cày thuê

Câu 23 :

Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1966

  • B.

    1967

  • C.

    1968

  • D.

    1969

Câu 24 :

Cuốn sổ gia đình chú Năm lưu giữ ghi chép lại những điều gì?

  • A.

    Ghi lại những đau thương mất mát

  • B.

    Ghi lại những chiến công

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 25 :

Đáp án nào không đúng khi nói về tính cách nhân vậy Chiến?

  • A.

    Gan góc, dũng cảm, đảm đang, tháo vát

  • B.

    Luôn yêu thương và nhường nhịn em, trừ việc đi tòng quân

  • C.

    Kế thừa, mang nhiều vẻ đẹp phẩm chất giống má

  • D.

    Yêu thương chồng con hết mực

Câu 26 :

“Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Câu nói trên của cô Hiền thể hiện điều gì?

  • A.

    Cô Hiền là người phụ nữ giàu tự trọng và sống có trách nhiệm. Bà cũng dạy con cái của mình như vậy.

  • B.

    Cô Hiền là người phụ nữ giàu tình yêu thương con

  • C.

    Cô Hiền là người phụ nữ biết chu toàn mọi việc như một người nội tướng trong gia đình.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 27 :

Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?

  • A.

    Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

  • B.

    Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

  • C.

    Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

  • D.

    Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955.

Câu 28 :

Đáp án nào không đúng về vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ Tnú?

  • A.

    Gan góc, thông minh

  • B.

    Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng

  • C.

    Nhân hậu, hiền lành, chất phác

  • D.

    Tính kỉ luật cao

Câu 29 :

Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?

“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”

  • A.

    Bé Heng

  • B.

    Mai

  • C.

    Dít

  • D.

    Con của Mai

Câu 30 :

Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”

“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”

“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”

Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ

Hoàn cảnh của A Phủ

Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị

Câu 31 :

Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?

Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.

Bị giặc đốt mười đầu ngón tay

Cả hai đáp án trên

Câu 32 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Trung Thành?

  • A.

    Sau buổi tập

  • B.

    Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

  • C.

    Bến quê

  • D.

    Truyện và kí

Câu 33 :

Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  • A.

    Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

  • B.

    Công việc của một người nhiếp ảnh.

  • C.

    Cuộc sống của người dân chài ven biển

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 34 :

Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:

  • A.

    Ngữ cảnh

  • B.

    Đối tượng giao tiếp

  • C.

    Ngôn ngữ giao tiếp

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 35 :

Một người Hà Nội của tác giả nào?

  • A.

    Ma Văn Kháng

  • B.

    Nguyễn Khải

  • C.

    Nguyễn Minh Châu

  • D.

    Nguyễn Thi

Câu 36 :

Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội?

  • A.

    Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội

  • B.

    Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau

  • C.

    Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở

  • D.

    Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng

Câu 37 :

Từ năm 1952 đến 1958, Nguyễn Minh Châu làm việc tai Sư đoàn Tây Tiến. Đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt chính đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    7 chữ

  • D.

    Tự do

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại số chữ trong câu thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: 5 chữ

Câu 1.3

Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:

  • A.

    Điệp âm

  • B.

    Điệp vòng

  • C.

    Điệp cấu trúc câu

  • D.

    Điệp từ

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ và các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết :

Biện pháp điệp cấu trúc câu: Tôi học…

Câu 1.4

Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?

  • A.

    Không chỉ học kiến thức sách vở mà nên học thêm kiến thức về nghệ thuật.

  • B.

    Học không phải chỉ ở trường, lớp mà còn học, khám phá, lĩnh hội những điều bình dị trong cuộc sống.

  • C.

    Học không phải chỉ ở trong trường lớp mà còn học hỏi từ những người xung quanh mình.

  • D.

    Học là hành trình không ngừng nghỉ

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học . Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.

Câu 2 :

Vợ nhặt mang giá trị nhân đạo sau:

  • A.

    Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.

  • B.

    Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

  • C.

    Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.

+ Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

+ Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc.

+ Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo cơ cực.

Câu 3 :

Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?

  • A.

    Cúng tất niên chiều 30 Tết

  • B.

    Đi chúc tết người thân đầu năm mới

  • C.

    Xông đất đầu năm mới

  • D.

    Mừng tuổi đầu năm mới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nét văn hóa cúng tất niên chiều 30 Tết với khói hương và mâm cỗ thịnh soạn được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn.

Câu 4 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

  • A.

    Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

  • B.

    Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

  • C.

    Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

  • D.

    Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

- Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

Câu 5 :

Ý nghĩa tiếng hò của chú Năm:

  • A.

    Một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường

  • B.

    Một lời nhắn nhủ tha thiết

  • C.

    Một lời thề dữ dội

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tiếng hò của chú Năm: “Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày”.

- Ý nghĩa:

+ Một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường.

+ Lời nhắn nhủ thiết tha: lời nhắn nhủ truyền thống gia đình tới hai chị em Chiến Việt.

+ Lời thế dữ dội: lời thề thủy chung son sắt với cách mạng, với dân tộc.

Câu 6 :

Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:

  • A.

    Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc

  • B.

    Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta nhiều suy nghĩ:

+ Gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta.

+ Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống.

Câu 7 :

Nội dung sau về nhân vật giao tiếp đúng hay sai?

“Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau.

Câu 8 :

Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?

  • A.

    Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.

  • B.

    Khỏe, chạy nhanh như ngựa.

  • C.

    Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngoại hình: đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra,...=> xấu xí, thô kệch.

Câu 9 :

Giá trị nội dung của truyền ngắn Những đứa con trong gia đình là:

  • A.

    Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

  • B.

    Tái hiện được vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ của núi rừng và con người trong kháng chiến chống Mĩ.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng.

- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 10 :

Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển về đâu sinh sống và công tác?

  • A.

    Bình Định

  • B.

    Hưng Yên

  • C.

    Thành phố Hồ Chí Minh

  • D.

    Hà Nội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống, công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 11 :

Chị Hoài có mối quan hệ như thế nào với ông Bằng?

  • A.

    Con dâu trưởng

  • B.

    Con gái

  • C.

    Con nuôi

  • D.

    Cháu gái

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Chị Hoài là dâu trưởng, vợ anh cả Tường liệt sĩ. Nhưng bây giờ chị Hoài đã có một gia đình riêng.

Câu 12 :

Vợ nhặt được in trong tác phẩm nào?

  • A.

    Con chó xấu xí

  • B.

    Nên vợ nên chồng

  • C.

    Nhà nghèo

  • D.

    O chuột

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vợ nhặc in trong tập Con chó xấu xí

Câu 13 :

Tô Hoài đã từng làm công việc nào sau đây?

  • A.

    Dạy trẻ

  • B.

    Bán hàng

  • C.

    Kế toán hiệu buôn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp

Câu 14 :

Nội dung chính của đoạn sau là:

“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”

(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )

Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

Đáp án

Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

Câu 15 :

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

  • A.

    Cười

  • B.

    Nói luôn miệng

  • C.

    Hát khe khẽ

  • D.

    Mắt sáng lên lấp lánh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười , cười cười

=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ

Câu 16 :

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

  • A.

    Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

  • B.

    Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

  • C.

    Tiếng trống thúc thuế dồn dập

  • D.

    Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới

=> Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.

Câu 17 :

Cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động, thể hiện:

  • A.

    Tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa

  • B.

    Ông Bằng, chị Hoài và mọi người trong gia đình vẫn luôn quan tâm, chia sẻ, lo lắng cho nhau dù lâu ngày không gặp.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Không có đáp án đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cảnh tượng gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động và tràn ngập tình yêu thương. Dù chị Hoài không còn là dâu trưởng trong gia đình, họ đã lâu không gặp gỡ nhưng tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa: vẫn luôn quan tâm, chia sẻ và lo lắng cho gia đình như ngày trước. Đó là tấm lòng của những người có ý nghĩa như trụ cột. Họ có tình cảm đẹp, bền chặt và lối ứng xử đẹp.

Câu 18 :

Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với tác phẩm nào?

  • A.

    Xung đột

  • B.

    Xây dựng

  • C.

    Một chặng đường

  • D.

    Tầm nhìn xa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với truyện Xây dựng.

Câu 19 :

Việt và Chiến đại diện cho:

  • A.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước

  • B.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

  • C.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản.

Lời giải chi tiết :

Việt và Chiến là những người anh hùng đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 20 :

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1950

  • B.

    1951

  • C.

    1952

  • D.

    1953

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952

Câu 21 :

Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?

  • A.

    Nhà văn

  • B.

    Nhà báo

  • C.

    Y tá

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khải đã từng làm ý tá rồi làm báo. Năm 1950, ông bắt đầu viết văn.

Câu 22 :

Công việc của Tràng là:

  • A.

    Nông dân

  • B.

    Kéo xe bò thuê

  • C.

    Xay lúa thuê

  • D.

    Cày thuê

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xuất thân: Tràng - con nhà nghèo, nhà có 2 mẹ con, dân xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê.

Câu 23 :

Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1966

  • B.

    1967

  • C.

    1968

  • D.

    1969

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm 1966.

Câu 24 :

Cuốn sổ gia đình chú Năm lưu giữ ghi chép lại những điều gì?

  • A.

    Ghi lại những đau thương mất mát

  • B.

    Ghi lại những chiến công

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chú Năm – người lưu giữ, ghi chép cuốn sổ gia đình: ghi lại những đau thương, mất mát và ghi lại những chiến công.

Câu 25 :

Đáp án nào không đúng khi nói về tính cách nhân vậy Chiến?

  • A.

    Gan góc, dũng cảm, đảm đang, tháo vát

  • B.

    Luôn yêu thương và nhường nhịn em, trừ việc đi tòng quân

  • C.

    Kế thừa, mang nhiều vẻ đẹp phẩm chất giống má

  • D.

    Yêu thương chồng con hết mực

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp yêu thương chồng con hết mực là vẻ đẹp của má Chiến.

Câu 26 :

“Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Câu nói trên của cô Hiền thể hiện điều gì?

  • A.

    Cô Hiền là người phụ nữ giàu tự trọng và sống có trách nhiệm. Bà cũng dạy con cái của mình như vậy.

  • B.

    Cô Hiền là người phụ nữ giàu tình yêu thương con

  • C.

    Cô Hiền là người phụ nữ biết chu toàn mọi việc như một người nội tướng trong gia đình.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cô Hiền là người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, cô cũng dạy con cái của mình biết tự trọng, biết xấu hổ. Điều này thể hiện qua chi tiết khi hai người con xin đi bộ đội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Câu 27 :

Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?

  • A.

    Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

  • B.

    Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

  • C.

    Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

  • D.

    Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tập Truyện Tây Bắc được giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

Câu 28 :

Đáp án nào không đúng về vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ Tnú?

  • A.

    Gan góc, thông minh

  • B.

    Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng

  • C.

    Nhân hậu, hiền lành, chất phác

  • D.

    Tính kỉ luật cao

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tnú là một người chiến sĩ:

+ Gan góc, thông minh

+ Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng

+ Tính kỉ luật cao

Câu 29 :

Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?

“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”

  • A.

    Bé Heng

  • B.

    Mai

  • C.

    Dít

  • D.

    Con của Mai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Miêu tả nhân vật Dít trong khi đi đem gạo ra rừng cho cụ Mết thì bị giặc bắt.

=> Dít là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…

Câu 30 :

Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”

“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”

“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”

Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ

Hoàn cảnh của A Phủ

Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị

Đáp án

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”

Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị

“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”

Hoàn cảnh của A Phủ

“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”

Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến ... bao giờ chết thì thôi ) : Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị.

- Phần 2 (tiếp theo đến ... đánh nhau ở Hồng Ngài ) : Hoàn cảnh của A Phủ.

- Phần 3 (còn lại) : Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ.

Câu 31 :

Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?

Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.

Bị giặc đốt mười đầu ngón tay

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.

Lời giải chi tiết :

Ngoại hình: râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn.

Câu 32 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Trung Thành?

  • A.

    Sau buổi tập

  • B.

    Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

  • C.

    Bến quê

  • D.

    Truyện và kí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê ( 1985), Phiên chợ Giáp(1989), ….

Câu 33 :

Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  • A.

    Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

  • B.

    Công việc của một người nhiếp ảnh.

  • C.

    Cuộc sống của người dân chài ven biển

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyện kể về chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 34 :

Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:

  • A.

    Ngữ cảnh

  • B.

    Đối tượng giao tiếp

  • C.

    Ngôn ngữ giao tiếp

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn  và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)

Câu 35 :

Một người Hà Nội của tác giả nào?

  • A.

    Ma Văn Kháng

  • B.

    Nguyễn Khải

  • C.

    Nguyễn Minh Châu

  • D.

    Nguyễn Thi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Một người Hà Nội – Nguyễn Khải

Câu 36 :

Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội?

  • A.

    Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội

  • B.

    Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau

  • C.

    Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở

  • D.

    Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nội dung truyện ngắn Một người Hà Nội:

- Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội

- Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho cả hôm nay và mai sau

- Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Câu 37 :

Từ năm 1952 đến 1958, Nguyễn Minh Châu làm việc tai Sư đoàn Tây Tiến. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Từ năm 1952 đến năm 1958 ông làm việc tại Sư đoàn 320.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn văn lớp 12 đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn văn lớp 12 đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 có lời giải chi tiết