Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 15 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 10 tất cả các bài, Ngữ văn 10 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 15 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 15 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Phần I: Đọc- hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh , người mẹ sẽ sống bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh.Tên y học của cúc là Liêu chi.”

( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp.NXB Văn hóa- Thông tin 1990)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0,5)

Câu 2: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản ? (0,5)

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản? (1đ)

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? (1đ)

Phần II: Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: Từ văn bản của bài tập đọc- hiểu trên , em hãy viết bài văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về: Tình mẫu tử (2đ)

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Lời giải chi tiết

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

- Tác giả có thái độ đồng tình và khen ngợi tấm lòng hiếu thảo của bé gái.

Câu 3:

- Đoạn văn bản giải thích vì sao hoa cúc lại có nhiều cánh và cho thấy tấm lòng hiếu thảo của bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Giới thiệu một tên gọi khác của hoa cúc - Liêu chi.

Câu 4:

- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản là: Lòng hiếu thảo của con người đối với mẹ.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

* Giải thích : Tình mẫu tử

- Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.

- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con

=> Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con thể hiện sự gắn bó, yêu thương chấp nhận hy sinh và chăm sóc

* Bàn luận

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

+ Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

+ Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

+ Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

- Tình mẫu tử đối với mỗi người:

+ Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

+ Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

- Vai trò của tình mẫu tử:

+ Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

+ Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

- Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

* Bài học bản thân

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều : Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên : Vị trí, nội dung

- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn : Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Trích dẫn thơ

II. Thân bài

* Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi

- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại

→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu

+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý

* Tiểu kết:

- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 10 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 12 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 13 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 14 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 15 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề số 16 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề số 17 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề số 18 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề số 20 có lời giải chi tiết