Đề ôn tập học kì 2 Văn 8 - Đề số 14
Tải vềĐề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 8 – Đề số 14 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Phần I. Đọc hiểu (2.0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng cũng có”.
1. Xác định tên tác giả, tác phẩm đoạn trích trên? (0.5 điểm)
2. Nhận định dưới đây về đoạn trích trên đúng hay sai? (1.0 điểm)
A. Thuộc thể loại cáo
B. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả
C. Khẳng định nền độc lập chủ quyền về lịch sử lâu đời
D. Câu “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập”, trật tự từ sắp xếp theo dòng thời gian lịch sử
3. Nối cột A với cột B sao cho đúng. (0.5 điểm)
A.
1. Không mày thì còn ai vào đây nữa?
2. Cậu ăn cơm chưa?
B.
a. Hỏi
b. Bộc lộ cảm xúc
c. Khẳng định
Phần II. Làm văn
Câu 1: (3.0 điểm)
Bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc. Em hãy viết đoạn văn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ. Từ đó rút ra bài học gì trong cuộc sống (đoạn văn từ 7-9 câu, có sử dụng câu cầu khiến)
Câu 2: (5.0 điểm)
Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Từ câu nói của Người, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Lời giải chi tiết
Phần I
1.
Xác định tên tác giả, tác phẩm đoạn trích trên? |
Phương pháp: căn cứ văn bản Bình Ngô đại cáo
Cách giải:
- Tác phẩm: Nước Đại Việt Ta (trích Bình Ngô đại cáo)
- Tác giả: Nguyễn Trãi
2.
Nhận định dưới đây về đoạn trích trên đúng hay sai? A. Thuộc thể loại cáo B. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả C. Khẳng định nền độc lập chủ quyền về lịch sử lâu đời D. Câu “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập”, trật tự từ sắp xếp theo dòng thời gian lịch sử |
Phương pháp: căn cứ văn bản Bình Ngô đại cáo
Cách giải:
A. Đúng
B. Sai
C. Đúng
D. Đúng
3.
Nối cột A với cột B sao cho đúng |
Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học
Cách giải:
1 – c
2 – a
Phần II
Câu 1
Bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc. Em hãy viết đoạn văn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ. Từ đó rút ra bài học gì trong cuộc sống (đoạn văn từ 7-9 câu, có sử dụng câu cầu khiến) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.
- Nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.
=> Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
- Bài học rút ra trong cuộc sống: trong cuộc đời mỗi con người để đi đến thành công sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn bởi vậy chúng ta cần lạc quan, kiên trì để vượt qua mọi thử thách đó.
Câu 2
Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Từ câu nói của Người, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
– Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
– Dẫn lời nhận định ban đầu của Bác
2. Thân bài:
* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
– Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:
+ Ngày xưa: Những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, …
– Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.
+ Trong chiến tranh: (Dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời bình: (Dẫn chứng cụ thể)
Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học… đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
– Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
– Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
– Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức…
3. Kết bài:
– Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học…