Đề thi giữa học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa học kì 1 - Đề số 3
Đề bài
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử?
-
A.
Vật chất được cấu tạo từ một số lượng rất lớn các phân tử.
-
B.
Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.
-
C.
Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
-
D.
Giữa các phân tử chỉ có lực tương tác hút.
Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
-
A.
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
-
B.
Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ.
-
C.
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
-
D.
Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Công thức tính nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy một lượng chất rắn là gì?
-
A.
\(Q = \lambda \cdot m.\)
-
B.
\(Q = \lambda /m.\)
-
C.
\(Q = {\lambda ^2}/m.\)
-
D.
\(Q = \lambda {m^2}.\)
Một khối chất lỏng có khối lượng m, nhiệt hóa hơi riêng của khối chất lỏng là L. Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi hoàn toàn khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi là
-
A.
Q = m 2 L.
-
B.
Q = mL.
-
C.
\(Q = \frac{L}{m}\)
-
D.
Q=m.L 2 .
Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là
-
A.
\(T\,(K) = t\,{(^o}C)/273,15.\)
-
B.
\(t\,{(^o}C) = T\,(K) - 273,15.\)
-
C.
\(t\,{(^o}C) = T\,(K)/273,15.\)
-
D.
\(t\,{(^o}C) = 273,15 - T\,(K).\)
Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang nhiệt độ Kelvin là
-
A.
\(0\,K\)và \(100\,K\).
-
B.
\(273\,K\) và \(373\,K\).
-
C.
\(73\,K\) và \(32\,K\).
-
D.
\(32\,K\) và \(212\,K\).
Cho biết mối liên hệ giữa thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Fahrenheit là \(T({}^oF) = 1,8t({}^oC) + 32\). Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là \({52^o}C\). Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là
-
A.
\(125,6{}^oF\).
-
B.
\(152,6{}^oF\).
-
C.
\(126,5{}^oF\).
-
D.
\(162,5{}^oF\).
Nội năng của một vật
-
A.
là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
B.
không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, chỉ phụ thuộc vào thể tích của vật.
-
C.
không phụ thuộc vào thể tích của vật, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
-
D.
phụ thuộc cả thể tích và nhiệt độ của vật.
Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là.
-
A.
\(K.\)
-
B.
\(J.\)
-
C.
\(J/kg \cdot K.\)
-
D.
\(J \cdot kg/K.\)
Biểu thức nào sau đây mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học?
-
A.
\(U = A + Q.\)
-
B.
\(U = A - Q.\)
-
C.
\(\Delta U = A + Q.\)
-
D.
\(\Delta U = A - Q.\)
Hình bên dưới là các dụng cụ để đo nhiệt dung riêng của nước
Hãy cho biết dụng cụ số (4) và (5) là
-
A.
Biến thế nguồn và cân điện tử.
-
B.
Nhiệt lượng kế và cân điện tử.
-
C.
Cân điện tử và nhiệt lượng kế.
-
D.
Nhiệt kế và cân điện tử.
Đồ thị ở Hình 1.1 biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một miếng kim loại theo khối lượng kim loại đó. Biết nhiệt nóng chảy riêng của sắt, chì, bạc, thiếc lần lượt là \(2,{77.10^5}\,\,J/kg;\,\,0,{25.10^5}\,\,J/kg\), \(\,1,{05.10^5}\,\,J/kg;\,\,{61.10^5}\,\,J/kg\). Dựa vào đồ thị, hãy cho biết đây là kim loại gì?
-
A.
Sắt
-
B.
Bạc
-
C.
Chì .
-
D.
Thiếc.
Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi được đun nóng và để nguội. Thời gian xảy ra sự sôi là bao lâu?
-
A.
2 phút.
-
B.
4 phút.
-
C.
6 phút.
-
D.
8 phút.
Nhiệt lượng của một vật đồng chất thu vào là \(6900\,J\) làm nhiệt độ của vật tăng thêm \(50\,^\circ C.\) Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết khối lượng của vật là \(300\,g,\) nhiệt dung riêng của chất làm vật là
-
A.
\(460\,J/kg \cdot K.\)
-
B.
\(1150\,J/kg \cdot K.\)
-
C.
\(71,2\,J/kg \cdot K.\)
-
D.
\(41,4\,J/kg \cdot K.\)
Truyền cho khối khí trong xilanh nhiệt lượng \(100\,J,\) khối khí nở ra và sinh một công \(70\,J\) đẩy pit-tông lên. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
-
A.
\(\Delta U = 30\,J.\)
-
B.
\(\Delta U = 170\,J.\)
-
C.
\(\Delta U = 100\,J.\)
-
D.
\(\Delta U = - 30\,J.\)
Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là \({4.10^5}{\rm{\;J}}/{\rm{kg}}\), của chì là \(0,{25.10^5}{\rm{\;J}}/{\rm{kg}}\). Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg nhôm ở nhiệt độ nóng chảy có thể làm nóng chảy được bao nhiêu kilôgam chì?
-
A.
\(1,6{\rm{\;kg}}\).
-
B.
1 kg.
-
C.
16 kg.
-
D.
160 kg.
Một xô có chứa M=6,8 kg hỗn hợp nước và nước đá ở trong phòng. Sự thay đổi của nhiệt độ của hỗn hợp theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị hình bên. Lấy gần đúng nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là \(3,{4.10^5}\,{\rm{J/kg}}.\) Cho rằng sự hấp thụ nhiệt từ môi trường là đều. Khối lượng nước đá còn lại ở thời điểm phút thứ 25 bằng bao nhiêu?
-
A.
5,54 kg.
-
B.
0,63 kg.
-
C.
0,54 kg.
-
D.
1,26 kg.
Giả thiết rằng rượu ethylic có nhiệt hoá hơi riêng là \(0,{9.10^6}{\rm{\;J}}/{\rm{kg}}\) và khối lượng riêng là \(0,8{\rm{\;kg}}/\) lít. Nhiệt lượng cần thiết để 10 lít rượu ethylic hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi là:
-
A.
\(7,2 \cdot {10^3}{\rm{\;J}}\).
-
B.
\(1,125 \cdot {10^5}{\rm{\;J}}\).
-
C.
\(7,2 \cdot {10^6}{\rm{\;J}}\).
-
D.
\({9.10^5}{\rm{\;J}}\).
Xác định xem mỗi nhận xét sau là đúng hay sai cho các phát biểu dưới đây
a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng” hay “lạnh” của một vật.
b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là Fahrenheit.
d) Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Celsius.
Khi tiến hành đun một khối nước đá, một học sinh ghi lại được đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian (từ lúc bắt đầu đun t = 0) như hình dưới đây.
a) Đồ thị hình bên mô tả quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí của chất.
b) Trên đoạn OA, khối nước đá không tăng nhiệt độ vì vậy nó không nhận nhiệt lượng từ nguồn nhiệt đun nước.
c) Trên đoạn AB, xảy ra quá trình tan chảy của nước đá.
d) Trên đoạn BC là giai đoạn nước đang sôi.
Đốt nóng khối khí trong xi lanh đặt nằm ngang bằng ngọn lửa đèn cồn như hình vẽ. Khí giãn nở đẩy pít - tông từ vị trí (1) đến vị trí (2).
a) Khối khí trong xi lanh nhận nhiệt lượng Q (Q > 0).
b) Khí dãn nở và nhận công A (A > 0).
c) Nội năng của khối khí khi pít - tông ở vị trí (2) là \({\rm{\Delta }}U = A + Q\).
d) Khi khối khí trong xi lanh nhận được một nhiệt lượng 150 J thì khối khí giãn nở làm thể tích tăng từ 20 cm 3 đến 30 cm 3 , biết rằng áp suất của khối khí trong xilanh không đổi và bằng 5.10 5 PNội năng của khối khí trong quá trình này tăng 145 J.
Để hàn các linh kiện bị đứt trong mạch điện tử, người thợ sửa chữa thường sử dụng mỏ hàn điện để làm nóng chảy dây thiếc hàn. Biết rằng loại thiếc hàn sử dụng là hỗn hợp của thiếc và chì với tỉ lệ khối lượng là 60:40, khối lượng một cuộn dây thiếc hàn là 55 g. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là \(0,61 \cdot {10^5}\,J/kg\); của chì là \(0,25 \cdot {10^5}\,J/kg\).
a) Khối lượng của thiếc và của chì trong mỏ hàn là 33 g và 22 g.
b) Nhiệt lượng mỏ hàn cần cung cấp để làm nóng chảy hết một cuộn dây thiếc hàn ở nhiệt độ nóng chảy là 24,67 kJ.
c) Nhiệt nóng chảy riêng của dây thiếc hàn là \(0,86 \cdot {10^5}\,J/kg\).
d) Nhiệt lượng cần cung cấp cho phần thiếc nóng chảy gấp 1,5 lần phần chì.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử?
-
A.
Vật chất được cấu tạo từ một số lượng rất lớn các phân tử.
-
B.
Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.
-
C.
Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
-
D.
Giữa các phân tử chỉ có lực tương tác hút.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử
Giữa các phân tử có lực tương tác hút, đẩy
Đáp án D
Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
-
A.
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
-
B.
Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ.
-
C.
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
-
D.
Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về sự bay hơi
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở trên bề mặt chất lỏng
Đáp án C
Công thức tính nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy một lượng chất rắn là gì?
-
A.
\(Q = \lambda \cdot m.\)
-
B.
\(Q = \lambda /m.\)
-
C.
\(Q = {\lambda ^2}/m.\)
-
D.
\(Q = \lambda {m^2}.\)
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
Công thức tính nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy một lượng chất rắn là \(Q = \lambda \cdot m.\)
Đáp án A
Một khối chất lỏng có khối lượng m, nhiệt hóa hơi riêng của khối chất lỏng là L. Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi hoàn toàn khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi là
-
A.
Q = m 2 L.
-
B.
Q = mL.
-
C.
\(Q = \frac{L}{m}\)
-
D.
Q=m.L 2 .
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi hoàn toàn khối chất lỏng
Q = mL là hệ thức tính nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng để hoá hơi hoàn toàn.
Đáp án B
Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là
-
A.
\(T\,(K) = t\,{(^o}C)/273,15.\)
-
B.
\(t\,{(^o}C) = T\,(K) - 273,15.\)
-
C.
\(t\,{(^o}C) = T\,(K)/273,15.\)
-
D.
\(t\,{(^o}C) = 273,15 - T\,(K).\)
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về nhiệt độ
Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là \(t\,{(^o}C) = T\,(K) - 273,15.\)
Đáp án B
Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang nhiệt độ Kelvin là
-
A.
\(0\,K\)và \(100\,K\).
-
B.
\(273\,K\) và \(373\,K\).
-
C.
\(73\,K\) và \(32\,K\).
-
D.
\(32\,K\) và \(212\,K\).
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về Điểm đóng băng và sôi của nước
Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang nhiệt độ Kelvin là \(273\,K\) và \(373\,K\).
Đáp án B
Cho biết mối liên hệ giữa thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Fahrenheit là \(T({}^oF) = 1,8t({}^oC) + 32\). Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là \({52^o}C\). Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là
-
A.
\(125,6{}^oF\).
-
B.
\(152,6{}^oF\).
-
C.
\(126,5{}^oF\).
-
D.
\(162,5{}^oF\).
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Fahrenheit
Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là \(T({}^oF) = 1,8t({}^oC) + 32 = 1,8.52 + 32 = 125,6({}^oF)\)
Đáp án A
Nội năng của một vật
-
A.
là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
B.
không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, chỉ phụ thuộc vào thể tích của vật.
-
C.
không phụ thuộc vào thể tích của vật, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
-
D.
phụ thuộc cả thể tích và nhiệt độ của vật.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về nội năng
Nội năng của một vật phụ thuộc cả thể tích và nhiệt độ của vật
Đáp án D
Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là.
-
A.
\(K.\)
-
B.
\(J.\)
-
C.
\(J/kg \cdot K.\)
-
D.
\(J \cdot kg/K.\)
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về Nhiệt dung riêng
Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là \(J/kg \cdot K.\)
Đáp án C
Biểu thức nào sau đây mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học?
-
A.
\(U = A + Q.\)
-
B.
\(U = A - Q.\)
-
C.
\(\Delta U = A + Q.\)
-
D.
\(\Delta U = A - Q.\)
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về định luật 1 của nhiệt động lực học
\(\Delta U = A + Q.\) mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học
Đáp án C
Hình bên dưới là các dụng cụ để đo nhiệt dung riêng của nước
Hãy cho biết dụng cụ số (4) và (5) là
-
A.
Biến thế nguồn và cân điện tử.
-
B.
Nhiệt lượng kế và cân điện tử.
-
C.
Cân điện tử và nhiệt lượng kế.
-
D.
Nhiệt kế và cân điện tử.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về dụng cụ để đo nhiệt dung riêng
Dụng cụ số (4) và (5) là Nhiệt lượng kế và cân điện tử
Đáp án B
Đồ thị ở Hình 1.1 biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một miếng kim loại theo khối lượng kim loại đó. Biết nhiệt nóng chảy riêng của sắt, chì, bạc, thiếc lần lượt là \(2,{77.10^5}\,\,J/kg;\,\,0,{25.10^5}\,\,J/kg\), \(\,1,{05.10^5}\,\,J/kg;\,\,{61.10^5}\,\,J/kg\). Dựa vào đồ thị, hãy cho biết đây là kim loại gì?
-
A.
Sắt
-
B.
Bạc
-
C.
Chì .
-
D.
Thiếc.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
Từ đồ thị ta thấy khi \(m = 0,8\,\,kg\) thì \(Q = 20\,\,kJ \Rightarrow \lambda = \frac{Q}{m} = \frac{{{{20.10}^3}}}{{0,8}} = 0,{25.10^5}\,\,J/kg \Rightarrow \)Kim loại đó là chì
Đáp án C
Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi được đun nóng và để nguội. Thời gian xảy ra sự sôi là bao lâu?
-
A.
2 phút.
-
B.
4 phút.
-
C.
6 phút.
-
D.
8 phút.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về sự sôi
Mỗi ô tương ứng với 2 phút. Vậy nước sôi trong 4 phút
Đáp án B
Nhiệt lượng của một vật đồng chất thu vào là \(6900\,J\) làm nhiệt độ của vật tăng thêm \(50\,^\circ C.\) Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết khối lượng của vật là \(300\,g,\) nhiệt dung riêng của chất làm vật là
-
A.
\(460\,J/kg \cdot K.\)
-
B.
\(1150\,J/kg \cdot K.\)
-
C.
\(71,2\,J/kg \cdot K.\)
-
D.
\(41,4\,J/kg \cdot K.\)
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về nhiệt dung riêng
\(c = \frac{Q}{{m \cdot \Delta T}} = \frac{{6900}}{{0,3 \cdot 50}} = 460\,J/kg \cdot K.\)
Đáp án A
Truyền cho khối khí trong xilanh nhiệt lượng \(100\,J,\) khối khí nở ra và sinh một công \(70\,J\) đẩy pit-tông lên. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
-
A.
\(\Delta U = 30\,J.\)
-
B.
\(\Delta U = 170\,J.\)
-
C.
\(\Delta U = 100\,J.\)
-
D.
\(\Delta U = - 30\,J.\)
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về Độ biến thiên nội năng
\(\Delta U = A + Q = - 70 + 100 = 30\,J.\)
Đáp án A
Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là \({4.10^5}{\rm{\;J}}/{\rm{kg}}\), của chì là \(0,{25.10^5}{\rm{\;J}}/{\rm{kg}}\). Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg nhôm ở nhiệt độ nóng chảy có thể làm nóng chảy được bao nhiêu kilôgam chì?
-
A.
\(1,6{\rm{\;kg}}\).
-
B.
1 kg.
-
C.
16 kg.
-
D.
160 kg.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về nhiệt nóng chảy
Nhiệt làm nóng chảy 1 kg nhôm:
\({Q_{Al}} = {m_{Al}}{\lambda _{Al}} = {1.4.10^5} = {4.10^5}{\rm{ }}J.\)
Nhiệt làm nóng chảy 1 kg chì:
\({Q_{Pb}} = {m_{Pb}}{\lambda _{Pb}} = {m_{Pb}}.0,{25.10^5} = {4.10^5}{\rm{ }}J \Rightarrow {m_{Pb}} = 16{\rm{ }}kg.\)
Đáp án C
Một xô có chứa M=6,8 kg hỗn hợp nước và nước đá ở trong phòng. Sự thay đổi của nhiệt độ của hỗn hợp theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị hình bên. Lấy gần đúng nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là \(3,{4.10^5}\,{\rm{J/kg}}.\) Cho rằng sự hấp thụ nhiệt từ môi trường là đều. Khối lượng nước đá còn lại ở thời điểm phút thứ 25 bằng bao nhiêu?
-
A.
5,54 kg.
-
B.
0,63 kg.
-
C.
0,54 kg.
-
D.
1,26 kg.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
Ta gọi: \(M = {m_1} + {m_2} = 6,8\).
\({m_1}\): Khối lượng nước đá ban đầu trong xô.
\({m_2}\): Khối lượng nước (lỏng) ban đầu trong xô.
Nhiệt lượng cung cấp từ phút 50 đến phút 60 để làm M nước tăng nhiệt độ từ 0 đến \({3^0}C\) :
\(Q = M.c\Delta T = 6,8.4200.3 = 85680\;kJ\). ( trong 10 phút cuối )
Nhiệt lượng cung cấp từ phút 0 đến phút 50 để làm \({m_1}\) nước đá tan ra nước ở \({0^0}C\) :
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {m_1}.\lambda = 5.Q = 5.85680\;kJ\\ \Rightarrow {m_1} = \frac{{5.Q}}{\lambda } = \frac{{5.85680}}{{3,{{4.10}^5}}} = 1,26kg \Rightarrow {m_2} = 6,8 - {m_1} = 6,8 - 1,26 = 5,54kg\end{array}\)
Vậy: \({m_1}\): Khối lượng nước đá ban đầu trong xô là 1,26 kg.
\({m_2}\): Khối lượng nước (lỏng) ban đầu trong xô là 5,54 kg
Do sự hấp thụ nhiệt từ môi trường là đều nên 25 phút đầu nhiệt lượng hấp thụ \(Q' = 2,5.Q\)
Khối lượng nước đá đã tan sau 25 phút đầu: \(Q' = 2,5.Q = m'.\lambda = 2,5.85680\;kJ \Rightarrow m' = \frac{{2,5.Q}}{\lambda } = \frac{{2,5.85680}}{{3,{{4.10}^5}}} = 0,63kg\)
Khối lượng nước đá còn lại ở thời điểm phút thứ 25 : 1,26-0,63 =0,63 kg.
Đáp án B
Giả thiết rằng rượu ethylic có nhiệt hoá hơi riêng là \(0,{9.10^6}{\rm{\;J}}/{\rm{kg}}\) và khối lượng riêng là \(0,8{\rm{\;kg}}/\) lít. Nhiệt lượng cần thiết để 10 lít rượu ethylic hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi là:
-
A.
\(7,2 \cdot {10^3}{\rm{\;J}}\).
-
B.
\(1,125 \cdot {10^5}{\rm{\;J}}\).
-
C.
\(7,2 \cdot {10^6}{\rm{\;J}}\).
-
D.
\({9.10^5}{\rm{\;J}}\).
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
Nhiệt lượng cần thiết để 10 lít rượu ethylic hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi là:
\(Q = mL = \rho VL = 0,8.10.0,{9.10^6} = 7,{2.10^6}{\rm{\;J}}\).
Đáp án C
Xác định xem mỗi nhận xét sau là đúng hay sai cho các phát biểu dưới đây
a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng” hay “lạnh” của một vật.
b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là Fahrenheit.
d) Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Celsius.
a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng” hay “lạnh” của một vật.
b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là Fahrenheit.
d) Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Celsius.
Vận dụng kiến thức về nhiệt độ
a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng” hay “lạnh” của một vật. Đúng
b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Đúng
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là Fahrenheit. Sai
d) Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Celsius. Sai
Khi tiến hành đun một khối nước đá, một học sinh ghi lại được đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian (từ lúc bắt đầu đun t = 0) như hình dưới đây.
a) Đồ thị hình bên mô tả quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí của chất.
b) Trên đoạn OA, khối nước đá không tăng nhiệt độ vì vậy nó không nhận nhiệt lượng từ nguồn nhiệt đun nước.
c) Trên đoạn AB, xảy ra quá trình tan chảy của nước đá.
d) Trên đoạn BC là giai đoạn nước đang sôi.
a) Đồ thị hình bên mô tả quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí của chất.
b) Trên đoạn OA, khối nước đá không tăng nhiệt độ vì vậy nó không nhận nhiệt lượng từ nguồn nhiệt đun nước.
c) Trên đoạn AB, xảy ra quá trình tan chảy của nước đá.
d) Trên đoạn BC là giai đoạn nước đang sôi.
Vận dụng kiến thức về sự chuyển thể
a) Phát biểu này đúng .
b) Phát biểu này sai . Khối nước đá vẫn nhận nhiệt cung cấp cho quá trình nóng chảy.
c) Phát biểu này sai . Giai đoạn này nước đã ở thê lỏng và đang tăng nhiệt độ
d) Phát biểu này đúng .. Giai đoạn này nước đang sôi chuyển từ lỏng sang hơi nên nhiệt độ không tăng.
Đốt nóng khối khí trong xi lanh đặt nằm ngang bằng ngọn lửa đèn cồn như hình vẽ. Khí giãn nở đẩy pít - tông từ vị trí (1) đến vị trí (2).
a) Khối khí trong xi lanh nhận nhiệt lượng Q (Q > 0).
b) Khí dãn nở và nhận công A (A > 0).
c) Nội năng của khối khí khi pít - tông ở vị trí (2) là \({\rm{\Delta }}U = A + Q\).
d) Khi khối khí trong xi lanh nhận được một nhiệt lượng 150 J thì khối khí giãn nở làm thể tích tăng từ 20 cm 3 đến 30 cm 3 , biết rằng áp suất của khối khí trong xilanh không đổi và bằng 5.10 5 PNội năng của khối khí trong quá trình này tăng 145 J.
a) Khối khí trong xi lanh nhận nhiệt lượng Q (Q > 0).
b) Khí dãn nở và nhận công A (A > 0).
c) Nội năng của khối khí khi pít - tông ở vị trí (2) là \({\rm{\Delta }}U = A + Q\).
d) Khi khối khí trong xi lanh nhận được một nhiệt lượng 150 J thì khối khí giãn nở làm thể tích tăng từ 20 cm 3 đến 30 cm 3 , biết rằng áp suất của khối khí trong xilanh không đổi và bằng 5.10 5 PNội năng của khối khí trong quá trình này tăng 145 J.
Vận dụng kiến thức về nội năng
a) Đúng
b) Sai Khí dãn nở và sinh công A (A < 0).
c) Sai \({\rm{\Delta }}U\) là độ biến thiên nội năng chứ không phải nội năng
d)\(\left| A \right| = Fh = pSh = p{\rm{\Delta }}V = 5 \cdot {10^5} \cdot (30 - 20) \cdot {10^6} = 5{\rm{\;J}} \Rightarrow A = - 5{\rm{\;J}}\)
Độ biến thiên nội năng \({\rm{\Delta }}U = A + Q = 150 - 5 = 145\,J \Rightarrow \) Đúng
Để hàn các linh kiện bị đứt trong mạch điện tử, người thợ sửa chữa thường sử dụng mỏ hàn điện để làm nóng chảy dây thiếc hàn. Biết rằng loại thiếc hàn sử dụng là hỗn hợp của thiếc và chì với tỉ lệ khối lượng là 60:40, khối lượng một cuộn dây thiếc hàn là 55 g. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là \(0,61 \cdot {10^5}\,J/kg\); của chì là \(0,25 \cdot {10^5}\,J/kg\).
a) Khối lượng của thiếc và của chì trong mỏ hàn là 33 g và 22 g.
b) Nhiệt lượng mỏ hàn cần cung cấp để làm nóng chảy hết một cuộn dây thiếc hàn ở nhiệt độ nóng chảy là 24,67 kJ.
c) Nhiệt nóng chảy riêng của dây thiếc hàn là \(0,86 \cdot {10^5}\,J/kg\).
d) Nhiệt lượng cần cung cấp cho phần thiếc nóng chảy gấp 1,5 lần phần chì.
a) Khối lượng của thiếc và của chì trong mỏ hàn là 33 g và 22 g.
b) Nhiệt lượng mỏ hàn cần cung cấp để làm nóng chảy hết một cuộn dây thiếc hàn ở nhiệt độ nóng chảy là 24,67 kJ.
c) Nhiệt nóng chảy riêng của dây thiếc hàn là \(0,86 \cdot {10^5}\,J/kg\).
d) Nhiệt lượng cần cung cấp cho phần thiếc nóng chảy gấp 1,5 lần phần chì.
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
a) Khối lượng thiếc \({m_t} = 55.0,6 = 33g = 0,033\;kg\) ; khối lượng chì \({m_t} = 55.0,40 = 22g = 0,022\;kg\). Đúng
b) Nhiệt lượng cần cung cấp cho mỏ hàn: \(Q = 0,033.0,{61.10^5} + 0,022.0,{25.10^5} = 2563J = 2,563\,kJ\). Sai
c) Nhiệt nóng chảy riêng của dây thiếc hàn \(\lambda = \frac{Q}{m} = \frac{{2563}}{{0,055}} = 0,{466.10^5}J/kg\). Sai
d) \(\frac{{{Q_t}}}{{{Q_c}}} = \frac{{60.0,61}}{{40.0,25}} = 7,808\) lần. Sai
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
Nhiệt lượng cần cung cấp \(Q = m\lambda = 0,5.3,{4.10^5} = 17.{\rm{1}}{{\rm{0}}^{\rm{4}}}{\rm{ J = 170 kJ}}{\rm{.}}\)
Đáp án 170
Vận dụng kiến thức về chuyển thể
Ta gọi: \(M = {m_1} + {m_2} = 6,8\).
\({m_1}\): Khối lượng nước đá ban đầu trong xô.
\({m_2}\): Khối lượng nước (lỏng) ban đầu trong xô.
Nhiệt lượng cung cấp từ phút 50 đến phút 60 để làm M nước tăng nhiệt độ từ 0 đến \({3^0}C\) :
\(Q = M.c\Delta T = 6,8.4200.5 = 142800\;kJ\). ( trong 10 phút cuối )
Nhiệt lượng cung cấp từ phút 0 đến phút 50 để làm \({m_1}\) nước đá tan ra nước ở \({0^0}C\) :
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {m_1}.\lambda = 5.Q = 5.142800\;kJ\\ \Rightarrow {m_1} = \frac{{5.Q}}{\lambda } = \frac{{5.142800}}{{3,{{4.10}^5}}} = 2,1kg \Rightarrow {m_2} = 6,8 - {m_1} = 10 - 2,1 = 4,7kg\end{array}\)
Vậy: \({m_1}\): Khối lượng nước đá ban đầu trong xô là 2,1 kg.
\({m_2}\): Khối lượng nước (lỏng) ban đầu trong xô là 4,7 kg
Đáp án 4,7
Vận dụng kiến thức về sự sôi
Khối lượng riêng của nước: \(D = 1kg/l\'i t\)
Khối lượng của \(1\,l\'i t\) nước: \(m = V.D = 1\,kg\)
Nhiệt lượng đã làm hoá hơi 1 lít nước: \(Q = m \cdot L = 1 \cdot 2,{3.10^6}\, = 2300000\,J = 2300\,kJ\)
Đáp án 2300
Vận dụng kiến thức về nội năng
Độ biến thiên nội năng \({\rm{\Delta }}U = A + Q \Rightarrow 1,23 = 4,98 + A \Rightarrow A = - 3,75\,kJ = - 3750\,J\)\(\left| A \right| = Fh = pSh = p{\rm{\Delta }}V \Rightarrow 3750 = 2,5 \cdot {10^5} \cdot {\rm{\Delta }}V \Rightarrow {\rm{\Delta }}V = 0,015\,{m^3} = 15\,d{m^3}\)
Đáp án 15
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
Gọi \(x\left( {kg} \right)\) là khối lượng cuộn dây thiếc hàn.
Khối lượng thiếc là: \(0,65.x\left( {kg} \right)\); Khối lượng chì là: \(0,35.x\left( {kg} \right)\)
Ta có phương trình, nhiệt lượng truyền cho cuộn dây bằng nhiệt lượng thiếc và chì trong dây hấp thụ: \(0,{25.10^5}.0,35.x + 0,{61.10^5}.0,65.x = 4840\)
Giải phương trình ta được \(x = 0,1\,kg = 100g\)
Đáp án 100
Vận dụng kiến thức về nhiệt dung riêng
\({c_{{H_2}O}} = \frac{{P({\tau _N} - {\tau _M})}}{{m({t_N} - {t_M})}} = \frac{{950\left( {144 - 32} \right)}}{{1\left( {60 - 35} \right)}} = 4256\,J/kg \cdot K.\)
Đáp án 4256