Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 7
Câu 4: Orbital s có dạng A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục.
Đề thi
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thông tin nào sau đây không đúng về \(_{82}^{206}Pb\)?
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron là 82.
C. Số neutron là 124. D. Số khối là 206.
Câu 2: Nitrogen có hai đồng vị bền là \(_7^{14}N\) và \(_7^{15}N\). Oxygen có ba đồng vị bền là \(_8^{16}O\), \(_8^{17}O\), \(_8^{18}O\). Số hợp chất NO 2 tạo bởi các đồng vị trên là
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: \(_{13}^{26}X\), \(_{26}^{55}Y\) và \(_{1{\kern 1pt} 2}^{26}Z\)?
A. X và Z có cùng số khối.
B. X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. X và Y cùng số neutron.
Câu 4: Orbital s có dạng
A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục.
Câu 5: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
Câu 6: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2 . Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất.
B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Lớp N có 4 orbital.
Câu 8: Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 7 4s 2 . Số hiệu nguyên tử của cobalt là
A. 24. B. 25. C. 27. D. 29.
Câu 9: Ion X 2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s 2 2s 2 2p 6 .Nguyên tố X là
A. O (Z=8). B. Mg (Z=12). C. Na (Z=11). D. Ne (Z=10).
Câu 10: Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s 2 2s 2 2p 3 . (2) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . (3) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1
(4) 1s 2 2s 2 2p 4 . (5) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 (6) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 .
(7) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5 (8) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 (9) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 .
Số cấu hình electron của nguyên tố kim loại là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
II. Tự luận
Câu 1: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxide gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hydrogen.
a)Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxide cao nhất.
b)Trong hợp chất khí của R với hydrogen có tỉ lệ khối lượng: \(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{R}}}}}{{{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{16}}}}{{\rm{1}}}\). Xác định R.
Câu 2: Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24 Mg, 25 Mg và 26 Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác nhận đồng vị 26 Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32. Tính phần trăm số nguyên tử của đồng vị 24 Mg, đồng vị 25 Mg?
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1B |
2D |
3A |
4C |
5B |
6A |
7C |
8C |
9B |
10A |
Câu 1: Thông tin nào sau đây không đúng về \(_{82}^{206}Pb\)?
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron là 82.
C. Số neutron là 124. D. Số khối là 206.
Phương pháp giải
Số N = A – P = 206 – 82 = 124
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 2: Nitrogen có hai đồng vị bền là \(_7^{14}N\) và \(_7^{15}N\). Oxygen có ba đồng vị bền là \(_8^{16}O\), \(_8^{17}O\), \(_8^{18}O\). Số hợp chất NO 2 tạo bởi các đồng vị trên là
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.
Phương pháp giải
1 đồng vị \(_7^{14}N\) kết hợp 1 đồng vị oxygen có thể giống và khác nhau
=> có 6 hợp chất NO 2 tạo ra từ 1 đồng vị \(_7^{14}N\)
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: \(_{13}^{26}X\), \(_{26}^{55}Y\) và \(_{1{\kern 1pt} 2}^{26}Z\)?
A. X và Z có cùng số khối.
B. X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. X và Y cùng số neutron.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 4: Orbital s có dạng
A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 5: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
Phương pháp giải
Sự phân bố electron theo ô orbital trên các lớp và phân lớp cần tuân theo nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Nguyên lí Pauli: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
Quy tắc Hund: Trong cùng một lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 6: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2 . Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.
Phương pháp giải
Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng để tính tổng số electron
Lời giải chi tiết
X: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 => tổng số electron: 12
Đáp án A
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất.
B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Lớp N có 4 orbital.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 8: Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 7 4s 2 . Số hiệu nguyên tử của cobalt là
A. 24. B. 25. C. 27. D. 29.
Phương pháp giải
Dựa vào số electron lớp ngoài cùng để tính tổng số electron
Lời giải chi tiết
Co: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 7 4s 2
Đáp án C
Câu 9: Ion X 2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s 2 2s 2 2p 6 .Nguyên tố X là
A. O (Z=8). B. Mg (Z=12). C. Na (Z=11). D. Ne (Z=10).
Phương pháp giải
Dựa vào cấu hình của ion X 2+
Lời giải chi tiết
Ion X 2+ nhường đi 2 electron để đạt cấu hình bền
Đáp án B
Câu 10: Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s 2 2s 2 2p 3 . (2) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . (3) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1
(4) 1s 2 2s 2 2p 4 . (5) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 (6) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 .
(7) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5 (8) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 (9) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 .
Số cấu hình electron của nguyên tố kim loại là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Phương pháp giải
Cấu hình của kim loại có 1, 2, 3 hoặc 4 electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết
(2), (5), (3), (9)
Đáp án A
II. Tự luận
Câu 1: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxide gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hydrogen.
a)Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxide cao nhất.
b)Trong hợp chất khí của R với hydrogen có tỉ lệ khối lượng: \(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{R}}}}}{{{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{16}}}}{{\rm{1}}}\). Xác định R.
Lời giải chi tiết
a) Gọi n là hóa trị cao của R trong oxide cao nhất
=> hóa trị của R trong hợp chất với hydrogen là:8 – n
Ta có: n =3(8 – n) => n = 6
b) Hợp chất khí của R với hydrogen
- Hóa trị của R với hydrogen là 8 – 6 =2
- Hợp chất của R với hiđro là H 2 R
\(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{R}}}}}{{{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{16}}}}{{\rm{1}}} = > \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{R}}}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = 16 = > }}{{\rm{M}}_{\rm{R}}} = 16.2 = 32\)=>R là sulfur (S)
Câu 2: Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24 Mg, 25 Mg và 26 Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác nhận đồng vị 26 Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32. Tính phần trăm số nguyên tử của đồng vị 24 Mg, đồng vị 25 Mg?
Lời giải chi tiết
Gọi phần trăm của từng đồng vị là a, b(%)
\(\left\{ \begin{array}{l}a\% + b\% = 100\% - 11\% \\\frac{{24.a\% + 25b\% + 26.11\% }}{{100\% }} = 24,32\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 79\% \\b = 10\% \end{array} \right.\)