Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học? (A) thái rau củ quả (b) đun nóng đường đến khi tạo thành chất màu đen
Đề thi
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Dụng cụ như hình vẽ dưới đây có tên là gì?
A. ống nghiệm B. cốc thủy tinh C. ống hút nhỏ giọt D. Bình tam giác
Câu 2: Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học?
(A) thái rau củ quả
(b) đun nóng đường đến khi tạo thành chất màu đen
(c) đun nước sôi thấy nước bốc hơi
(d) hòa tan viên C sủi vào nước
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?
A. Khối lượng các nguyên tố
B. Số lượng các nguyên tử
C. Liên kết giữa các nguyên tử
D. Thành phần các nguyên tố
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt
A. Nung đá vôi
B. Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn
C. Phản ứng phân hủy đường
D. Phản ứng quang hợp
Câu 5: Số mol nguyên tử của 7,22. 10 23 nguyên tử Mg
A. 0,12 mol B. 1,2 mol C. 0,5 mol D. 1 mol
Câu 6: Tính số mol của CO 2 biết khối lượng của khí là 22g
A. 0,5 mol B. 0,05 mol C. 1 mol D. 0,25 mol
Câu 7: Tính M của chất A biết tỉ khối của O 2 so với A là 4
A. 8 B. 16 C. 32 D. 64
Câu 8: Công thức của phân đạm là:
A. Ca 3 (PO 4 ) 2 B. KCl C. NH 4 NO 3 D. Na 2 SO 4
Câu 9: Muối nào sau đây là không tan
A. BaCl 2 B. BaSO 4 C. Ba(NO 3 ) 2 D. Ba(OH) 2
Câu 10: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Đốt trong lò kín.
B. Xếp củi chặt khít.
C. Thổi không khí khô.
D. Thổi hơi nước.
Câu 11: Khối lượng NaOH có trong 300 m L dung dịch nồng độ 0,15 M là
A. 1,8 g.
B. 0,045 g.
C. 4,5g.
D. 0,125g.
Câu 12: Cho m g CaCO 3 vào dung dịch HCl dư, thu được muối CaCl 2 và 1,9832 L khí CO 2 (ở 25 °C, 1 bar) thoát ra. Giá trị của m là
- 8. B. 10. C. 12. D. 16.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 4 g NaOH và 2,8 g KOH vào 118,2 g nước, thu được 125 mL dung dịch.
a) Tính nồng độ phần trăm của NaOH; nồng độ phần trăm của KOH.
b) Tính nồng độ mol của NaOH; nồng độ mol của KOH.
Câu 2:
a) Viết công thức theo khối lượng đối với phản ứng của kim loại Mg với dung dịch HCl tạo ra chất MgCl 2 và khí H 2 .
b) Cho biết khối lượng của Mg và HCl đã phản ứng lần lượt là 2,4 g và 7,3 g; khối lượng của MgCl 2 là 9,5 g. Hãy tính khối lượng của khí H 2 bay lên.
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1C |
2B |
3C |
4C |
5B |
6A |
7A |
8C |
9B |
10C |
11A |
12A |
Câu 1: Dụng cụ như hình vẽ dưới đây có tên là gì?
A. ống nghiệm B. cốc thủy tinh C. ống hút nhỏ giọt D. Bình tam giác
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 2: Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học?
(A) thái rau củ quả
(b) đun nóng đường đến khi tạo thành chất màu đen
(c) đun nước sôi thấy nước bốc hơi
(d) hòa tan viên C sủi vào nước
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm của quá trình biến đổi hóa học
Lời giải chi tiết
(b), (d) có xảy ra biến đổi hóa học
Câu 3: Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?
A. Khối lượng các nguyên tố
B. Số lượng các nguyên tử
C. Liên kết giữa các nguyên tử
D. Thành phần các nguyên tố
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm của phản ứng hóa học
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt
A. Nung đá vôi
B. Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn
C. Phản ứng phân hủy đường
D. Phản ứng quang hợp
Phương pháp giải
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 5: Số mol nguyên tử của 7,22. 10 23 nguyên tử Mg
A. 0,12 mol B. 1,2 mol C. 0,5 mol D. 1 mol
Phương pháp giải
1 mol nguyên tử hay phân tử chứa 6,022 . 10 23 nguyên tử hay phân tử
Lời giải chi tiết
n Mg = \(\frac{{7,{{22.10}^{23}}}}{{6,{{022.10}^{23}}}} = 1,2mol\)
Đáp án B
Câu 6: Tính số mol của CO 2 biết khối lượng của khí là 22g
A. 0,5 mol B. 0,05 mol C. 1 mol D. 0,25 mol
Phương pháp giải
Dựa vào công thức: n = m:M
Lời giải chi tiết
n CO2 = 22 : 44 = 0,5 mol
Đáp án A
Câu 7: Tính M của chất A biết tỉ khối của SO 2 so với A là 4
A. 8 B. 16 C. 32 D. 64
Phương pháp giải
Dựa vào công thức tính tỉ khối của O 2 so với A từ đó tính được M của A
Lời giải chi tiết
\({d_{SO2/A}} = \frac{{{M_{SO2}}}}{{{M_A}}} = 4 \to {M_A} = 32:4 = 8\)
Đáp án A
Câu 8: Công thức của phân đạm là:
A. Ca 3 (PO 4 ) 2 B. KCl C. NH 4 NO 3 D. Na 2 SO 4
Phương pháp giải
Phân đạm chứa nguyên tố N
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 9: Muối nào sau đây là không tan
A. BaCl 2 B. BaSO 4 C. Ba(NO 3 ) 2 D. Ba(OH) 2
Phương pháp giải
Dựa vào độ tan của muối trong nước
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 10: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Đốt trong lò kín.
B. Xếp củi chặt khít.
C. Thổi không khí khô.
D. Thổi hơi nước.
Phương pháp giải
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 11: Khối lượng NaOH có trong 300 m L dung dịch nồng độ 0,15 M là
A. 1,8 g.
B. 0,045 g.
C. 4,5g.
D. 0,125g.
Phương pháp giải :
Dựa vào tính nồng độ mol dung dịch.
Lời giải chi tiết:
Số mol NaOH: n NaOH = 0,3.0,15 = 0,045 (mol).
Khối lượng NaOH: m NaOH = 0,045.40 = 1,8 (gam).
Câu 12: Cho m g CaCO 3 vào dung dịch HCl dư, thu được muối CaCl 2 và 1,9832 L khí CO 2 (ở 25 °C, 1 bar) thoát ra. Giá trị của m là
A. 8. B. 10. C. 12. D. 16.
Phương pháp giải:
Tính theo phương trình hóa học
Lời giải chi tiết
n CO2 =1,9832: 24,79=0,08 mol
Phương trình hoá học:
CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 + H 2 O
Theo phương trình hoá học:
Cứ 1 mol CaCO 3 phản ứng sinh ra 1 mol CO 2 ;
Vậy để sinh ra 0,08 mol CO 2 cần 0,08 mol CaCO 3 phản ứng.
Khối lượng CaCO 3 là: 0,08.100 = 8 gam.
Đáp án: A
II. Tự luận
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 4 g NaOH và 2,8 g KOH vào 118,2 g nước, thu được 125 mL dung dịch.
a) Tính nồng độ phần trăm của NaOH; nồng độ phần trăm của KOH.
b) Tính nồng độ mol của NaOH; nồng độ mol của KOH.
Lời giải chi tiết
a) Nồng độ phần trăm của NaOH:
C% NaOH = (mct : mdd) . 100%=4 : (118,2+4+2,8) . 100%=3,2 %
Nồng độ phần trăm của KOH:
C% KOH = (mct : mdd) . 100%=2,8: (118,2+4+2,8) . 100%=2,24 %
b) Số mol NaOH: n NaOH = 4: 40 = 0,1 (mol).
Nồng độ mol của NaOH:
C M =n : V=0,10,125=0,8 (M)
Số mol KOH:
n KOH = 2,8 : 56=0,05(mol)
Nồng độ mol của KOH:
CM =0,05 : 0,125 = 0,4(M).
Câu 2:
a) Viết công thức theo khối lượng đối với phản ứng của kim loại Mg với dung dịch HCl tạo ra chất MgCl 2 và khí H 2 .
b) Cho biết khối lượng của Mg và HCl đã phản ứng lần lượt là 2,4 g và 7,3 g; khối lượng của MgCl 2 là 9,5 g. Hãy tính khối lượng của khí H 2 bay lên.
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
Lời giải chi tiết :
Phương trình hoá học:
Mg + 2HCl → MgCl 2 + H 2
a) Công thức theo khối lượng: m Mg + m HCl = m MgCl2 + m H2
b) Khối lượng khí H 2 bay lên là: 2,4 + 7,3 – 9,5 = 0,2 gam.