Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Nước ta đang trên đà lớn mạnh

  • B.

    Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

  • C.

    Nhiều kẻ thù xâm lược nước ta

  • D.

    Nước ta mở mang bờ cõi

Câu 2 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Câu 3 :

Trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy , nhà vua đưa ra hình thức nào để chọn người nối ngôi?

  • A.

    Thi bắn cung

  • B.

    Thi chạy

  • C.

    Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi

  • D.

    Thi săn thú

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 5 :

Khi giới thiệu về nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương pháp biểu đạt gì?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Tự sự và miêu tả

  • D.

    Không dùng cả miêu tả lẫn tự sự

Câu 6 :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sức mạnh của thần linh

  • B.

    Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

  • C.

    Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

  • D.

    Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 7 :

Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

  • A.

    Nhờ may mắn và tinh ranh

  • B.

    Nhờ sự trợ giúp của thần linh

  • C.

    Nhờ được nhà vua yêu mến

  • D.

    Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Câu 9 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 10 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Câu 11 :

Nguồn gốc của hội hổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâ u ?

  • A.

    Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ

  • B.

    Bắt nguồn từ tục nấu cơm xa xưa của người Việt

  • C.

    Bắt nguồn từ tục thờ cúng Tổ Tiên

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 12 :

Người anh trong văn bản Non-bu và Heng-bu được khắc họa là một nhân vật như thế nào ?

  • A.

    Hiền lành

  • B.

    Phóng khoáng

  • C.

    Tham lam

  • D.

    Khỏe mạnh

Câu 13 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Câu 14 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 15 :

Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn?

  • A.

    Văn miêu tả

  • B.

    Văn biểu cảm

  • C.

    Văn kể chuyện

  • D.

    Văn thuyết minh

Câu 16 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng.”

Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 17 :

Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A.

    Cậu có hình dạng một quả dừa.

  • B.

    Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

  • C.

    Cậu núp trong thân thể của con cóc.

  • D.

    Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Câu 18 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A.

    Lấp lánh

  • B.

    Đỏ au

  • C.

    Mênh mông

  • D.

    Thuồng luồng

Câu 19 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Câu 20 :

Tại sao cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa?

  • A.

    Vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận con người

  • B.

    Vì cô tranh đấu giành hạnh phúc cho mình

  • C.

    Vì cô sinh ra đã được may mắn hơn người khác

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 21 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Tin đồn đến tai người anh, Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về.

Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.

Non-bu giờ đây thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.

(Non-bu và Heng-bu)

  • A.

    Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của 2 anh em.

  • B.

    Sự tốt bụng và đổi đời của người em.

  • C.

    Sự tham lam và quả báo của người anh.

  • D.

    Người anh nhận ra sai lầm và được em cưu mang.

Câu 22 :

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Người anh trai

  • B.

    Người em trai

  • C.

    Con chim nhạn

  • D.

    Bố mẹ của hai anh em

Câu 23 :

Chọn đáp án đúng nhất.

  • A.

    Bánh Giầy tượng trưng cho Trời, bánh Chưng tượng trưng cho Đất.

  • B.

    Bánh Giầy tượng trưng cho Đất, bánh Chưng tượng trưng cho Trời.

  • C.

    Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho muông thú, cây cối.

  • D.

    Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho sự sống của vạn vật.

Câu 24 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Câu 25 :

Từ “nhem nhuốc” là từ láy toàn phần, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Bài học rút ra từ văn bản Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

  • B.

    Hãy yêu thương mọi người xung quanh mình.

  • C.

    Trân trọng, gìn giữ những câu truyện cổ tích.

  • D.

    Biết ơn người đã giúp đỡ, cưu mang mình.

Câu 27 :

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 28 :

Chọn các đáp án đúng

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để lại những ý nghĩa gì ?

Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông

Góp phần phát triển kinh tế đất nước

Rèn luyện sự khéo léo, thông minh cho người tham gia

Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân

Chứng minh sự phát triển về quân sự của dân tộc

Câu 29 :

Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh , nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 30 :

Đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu, ta có thể liên hệ với truyện cổ tích nào của Việt Nam với nhiều điểm tương đồng?

  • A.

    Cây khế

  • B.

    Tấm Cám

  • C.

    Sọ dừa

  • D.

    Thạch Sanh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Nước ta đang trên đà lớn mạnh

  • B.

    Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

  • C.

    Nhiều kẻ thù xâm lược nước ta

  • D.

    Nước ta mở mang bờ cõi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

Câu 2 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ đơn

Lời giải chi tiết :

Các từ đơn: Bàn, ghế, bút, áo

Câu 3 :

Trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy , nhà vua đưa ra hình thức nào để chọn người nối ngôi?

  • A.

    Thi bắn cung

  • B.

    Thi chạy

  • C.

    Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi

  • D.

    Thi săn thú

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhà vua truyền rằng: “… Năm nay nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 5 :

Khi giới thiệu về nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương pháp biểu đạt gì?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Tự sự và miêu tả

  • D.

    Không dùng cả miêu tả lẫn tự sự

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả dân gian vừa kể vừa miêu tả về sự ra đời của Sọ Dừa

Câu 6 :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sức mạnh của thần linh

  • B.

    Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

  • C.

    Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

  • D.

    Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ câu hỏi trên, suy nghĩ và chọn câu trả lời thích hợp

Lời giải chi tiết :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 7 :

Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Về hình thức:

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Câu 8 :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

  • A.

    Nhờ may mắn và tinh ranh

  • B.

    Nhờ sự trợ giúp của thần linh

  • C.

    Nhờ được nhà vua yêu mến

  • D.

    Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa nhờ sự thông minh và kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân.

Câu 9 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 10 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu.

Câu 11 :

Nguồn gốc của hội hổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâ u ?

  • A.

    Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ

  • B.

    Bắt nguồn từ tục nấu cơm xa xưa của người Việt

  • C.

    Bắt nguồn từ tục thờ cúng Tổ Tiên

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại phần ý nghĩa hội thi, kết hợp xem lại phần cuối văn bản.

Lời giải chi tiết :

Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 12 :

Người anh trong văn bản Non-bu và Heng-bu được khắc họa là một nhân vật như thế nào ?

  • A.

    Hiền lành

  • B.

    Phóng khoáng

  • C.

    Tham lam

  • D.

    Khỏe mạnh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại luận điểm về người anh

Lời giải chi tiết :

Tính cách người anh: tham lam, xấu tính.

Câu 13 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện kháng chiến chống quân Minh

Câu 14 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 15 :

Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn?

  • A.

    Văn miêu tả

  • B.

    Văn biểu cảm

  • C.

    Văn kể chuyện

  • D.

    Văn thuyết minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện.

Câu 16 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng.”

Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án

Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 17 :

Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A.

    Cậu có hình dạng một quả dừa.

  • B.

    Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

  • C.

    Cậu núp trong thân thể của con cóc.

  • D.

    Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lên 3 tuổi Gióng vẫn không biết đi, không biết nói cười.

Câu 18 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A.

    Lấp lánh

  • B.

    Đỏ au

  • C.

    Mênh mông

  • D.

    Thuồng luồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết từ ghép và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ “đỏ au” là từ ghép

Câu 19 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Đáp án

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể

Câu 20 :

Tại sao cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa?

  • A.

    Vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận con người

  • B.

    Vì cô tranh đấu giành hạnh phúc cho mình

  • C.

    Vì cô sinh ra đã được may mắn hơn người khác

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện, những tình tiết xoay quanh nhân vật cô út

Lời giải chi tiết :

út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận tài năng, nhân phẩm của chàng Sọ Dừa.

Câu 21 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Tin đồn đến tai người anh, Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về.

Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.

Non-bu giờ đây thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.

(Non-bu và Heng-bu)

  • A.

    Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của 2 anh em.

  • B.

    Sự tốt bụng và đổi đời của người em.

  • C.

    Sự tham lam và quả báo của người anh.

  • D.

    Người anh nhận ra sai lầm và được em cưu mang.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự tham lam và quả báo của người anh.

Câu 22 :

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Người anh trai

  • B.

    Người em trai

  • C.

    Con chim nhạn

  • D.

    Bố mẹ của hai anh em

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại định nghĩa nhân vật phản diện.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật phản diện trong truyện này là người anh độc ác, tham lam.

Câu 23 :

Chọn đáp án đúng nhất.

  • A.

    Bánh Giầy tượng trưng cho Trời, bánh Chưng tượng trưng cho Đất.

  • B.

    Bánh Giầy tượng trưng cho Đất, bánh Chưng tượng trưng cho Trời.

  • C.

    Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho muông thú, cây cối.

  • D.

    Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho sự sống của vạn vật.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai loại bánh biểu trưng cho trời và đất song hành, là lòng tôn kính của con cháu với ông bà.

Câu 24 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Câu 25 :

Từ “nhem nhuốc” là từ láy toàn phần, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về từ láy toàn phần

Lời giải chi tiết :

Từ “nhem nhuốc” là từ láy bộ phận (láy âm “nh”)

Câu 26 :

Bài học rút ra từ văn bản Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

  • B.

    Hãy yêu thương mọi người xung quanh mình.

  • C.

    Trân trọng, gìn giữ những câu truyện cổ tích.

  • D.

    Biết ơn người đã giúp đỡ, cưu mang mình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản: Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

Câu 27 :

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án

Ngôn ngữ khoa học

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ khoa học.

Câu 28 :

Chọn các đáp án đúng

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để lại những ý nghĩa gì ?

Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông

Góp phần phát triển kinh tế đất nước

Rèn luyện sự khéo léo, thông minh cho người tham gia

Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân

Chứng minh sự phát triển về quân sự của dân tộc

Đáp án

Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông

Rèn luyện sự khéo léo, thông minh cho người tham gia

Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến ý nghĩa, chú ý mục “Chấm thi”.

Lời giải chi tiết :

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để lại những ý nghĩa:

- Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông

- Rèn luyện sự khéo léo, thông minh cho người tham gia

- Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân

Câu 29 :

Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh , nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thông qua hình tượng em bé, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ như em bé

Câu 30 :

Đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu, ta có thể liên hệ với truyện cổ tích nào của Việt Nam với nhiều điểm tương đồng?

  • A.

    Cây khế

  • B.

    Tấm Cám

  • C.

    Sọ dừa

  • D.

    Thạch Sanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại nội dung các truyện cổ tích đã đọc

Lời giải chi tiết :

Đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu, ta có thể liên hệ với truyện cổ tích Cây khế của Việt Nam.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra học kì 1 Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4