Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy là gì?

  • A.

    Phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp

  • B.

    Ca ngợi tinh thần lao động của nhân dân

  • C.

    Thể hiện sự kính trọng với tổ tiên

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Từ ghép có mấy loại?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 3 :

Nội dung chính của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Câu 4 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 5 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đất nghèo nuôi những anh hùng” ?

Liệt kê

Nhân hóa

Điệp từ

Câu 6 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Câu 8 :

Bài thơ Việt Nam quê hương ta sáng tác theo thể thơ nào?

  • A.

    Thơ 6 chữ

  • B.

    Thơ 7 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Câu 9 :

Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện sự tài năng của con người Việt Nam?

Chịu nhiều thương đau

Trăm nghề trăm vùng

Nuôi những anh hùng

Dệt thơ trên tre

Đạp quân thù xuống đất đen

Câu 10 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, thử thách lấy lửa trên cây chuối đòi hỏi điều gì từ người tham gia ?

  • A.

    Sự thông minh

  • B.

    Sự khéo léo

  • C.

    Sự khỏe mạnh

  • D.

    Sự chăm chỉ

Câu 11 :

Bài trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát có mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 12 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Đẽo cày giữa đường

  • C.

    Ếch ngồi đáy giếng

  • D.

    Thầy bói xem voi

Câu 13 :

Tình cảm của tác giả được thể hiện qua tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn ?

  • A.

    Tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • B.

    Lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Sự tiếc nuối đối với những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc đã phai một

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Sắp xếp các nội dung sau vào từng bước thực hành thảo luận sao cho hợp lý.

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

Thành lập nhóm và phân công công việc

Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất giải pháp

Câu 15 :

Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ

  • A.

    Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

  • B.

    Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu

  • C.

    Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.

  • D.

    Từ được tạo thành từ một tiếng.

Câu 16 :

Đâu là thứ tự đúng của diễn biến hội thi thổi cơm ?

  • A.

    Lấy lửa – thổi cơm – dâng hương – chấm thi

  • B.

    Thổi cơm – chấm thi – lấy lửa – dâng hương

  • C.

    Dâng hương – lấy lửa – thổi cơm – chấm thi

  • D.

    Chấm thi – thổi cơm – lấy lửa – dâng hương

Câu 17 :

Dân ca là gì?

Là những sáng tác dân gian có nhạc không lời.

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và thơ

Câu 18 :

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến

  • B.

    Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu

  • C.

    Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến

  • D.

    Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng

Câu 19 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Câu 20 :

Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm , trên lưỡi gươm nhặt được đề chữ gì?

  • A.

    Thuận Thiên

  • B.

    Ý trời

  • C.

    Thiên Địa

  • D.

    Trời ban

Câu 21 :

Tình cảm chung được gợi lên từ các bài ca dao dân ca trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương là gì?

  • A.

    Lòng biết ơn với cha mẹ, đất nước

  • B.

    Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người và quê hương, đất nước

  • C.

    Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 22 :

Đâu là định nghĩa của từ “nhà”?

  • A.

    Cơ sở sản xuất đồ dùng

  • B.

    Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở

  • C.

    Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn

  • D.

    Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó

Câu 23 :

Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?

  • A.

    Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

  • B.

    Giàu có nhưng không có con

  • C.

    Hai người kết hôn muộn nên không có con

  • D.

    Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống

Câu 24 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Câu 25 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Hoa bìm?

  • A.

    Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

  • B.

    Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

  • C.

    Giọng điệu tâm tình, mượt mà

  • D.

    Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Câu 26 :

Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Câu 27 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 28 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

  • A.

    Cô gái

  • B.

    Chàng trai

  • C.

    Đứa trẻ

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 29 :

Tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 30 :

Biện pháp tu từ trong câu thơ “ Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim ?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Điệp từ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy là gì?

  • A.

    Phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp

  • B.

    Ca ngợi tinh thần lao động của nhân dân

  • C.

    Thể hiện sự kính trọng với tổ tiên

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bánh chưng, bánh giầy có rất nhiều ý nghĩa.

Phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp

Ca ngợi tinh thần lao động của nhân dân

Thể hiện sự kính trọng với tổ tiên

Câu 2 :

Từ ghép có mấy loại?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ ghép có 4 loại:

Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại

Câu 3 :

Nội dung chính của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Câu 4 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 5 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đất nghèo nuôi những anh hùng” ?

Liệt kê

Nhân hóa

Điệp từ

Đáp án

Nhân hóa

Phương pháp giải :
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa “đất nuôi những anh hùng”.

Câu 6 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 7 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Câu 8 :

Bài thơ Việt Nam quê hương ta sáng tác theo thể thơ nào?

  • A.

    Thơ 6 chữ

  • B.

    Thơ 7 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại thể thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ lục bát.

Câu 9 :

Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện sự tài năng của con người Việt Nam?

Chịu nhiều thương đau

Trăm nghề trăm vùng

Nuôi những anh hùng

Dệt thơ trên tre

Đạp quân thù xuống đất đen

Đáp án

Trăm nghề trăm vùng

Dệt thơ trên tre

Lời giải chi tiết :

Tài năng của người Việt Nam:

+ "Trăm nghề trăm vùng".

+ "Dệt thơ trên tre".

Câu 10 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, thử thách lấy lửa trên cây chuối đòi hỏi điều gì từ người tham gia ?

  • A.

    Sự thông minh

  • B.

    Sự khéo léo

  • C.

    Sự khỏe mạnh

  • D.

    Sự chăm chỉ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lấy lửa”.

Lời giải chi tiết :

Việc trèo lên cây chuối đã bôi mỡ là việc khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người chơi.

Câu 11 :

Bài trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát có mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài trình bày gồm 3 phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Câu 12 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Đẽo cày giữa đường

  • C.

    Ếch ngồi đáy giếng

  • D.

    Thầy bói xem voi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác

Câu 13 :

Tình cảm của tác giả được thể hiện qua tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn ?

  • A.

    Tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • B.

    Lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Sự tiếc nuối đối với những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc đã phai một

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Văn, tác giả thể hiện tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

Câu 14 :

Sắp xếp các nội dung sau vào từng bước thực hành thảo luận sao cho hợp lý.

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

Thành lập nhóm và phân công công việc

Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất giải pháp

Đáp án

Thành lập nhóm và phân công công việc

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất giải pháp

Lời giải chi tiết :

Trình tự thảo luận nhóm được sắp xếp như sau:

- Thành lập nhóm và phân công công việc

- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

- Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

- Trình bày ý kiến

- Phản hồi các ý kiến

- Thống nhất giải pháp

Câu 15 :

Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ

  • A.

    Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

  • B.

    Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu

  • C.

    Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.

  • D.

    Từ được tạo thành từ một tiếng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ là yếu tố ngôn ngữ với 2 đặc điểm cơ bản: có nghĩa, được dùng độc lập tạo câu.

Câu 16 :

Đâu là thứ tự đúng của diễn biến hội thi thổi cơm ?

  • A.

    Lấy lửa – thổi cơm – dâng hương – chấm thi

  • B.

    Thổi cơm – chấm thi – lấy lửa – dâng hương

  • C.

    Dâng hương – lấy lửa – thổi cơm – chấm thi

  • D.

    Chấm thi – thổi cơm – lấy lửa – dâng hương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến hội thi, quan sát trình tự đúng

Lời giải chi tiết :

Hội thi diễn ra theo thứ tự: Dâng hương – lấy lửa – thổi cơm – chấm thi.

Câu 17 :

Dân ca là gì?

Là những sáng tác dân gian có nhạc không lời.

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và thơ

Đáp án

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Dân ca là những sáng tác của dân gian kết hợp giữa lời và nhạc.

Câu 18 :

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến

  • B.

    Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu

  • C.

    Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến

  • D.

    Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thể hiện sự phù trợ của thần trong cuộc chiến bảo vệ độc lập

Câu 19 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện kháng chiến chống quân Minh

Câu 20 :

Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm , trên lưỡi gươm nhặt được đề chữ gì?

  • A.

    Thuận Thiên

  • B.

    Ý trời

  • C.

    Thiên Địa

  • D.

    Trời ban

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trên lưỡi gươm nhặt được đề chữ Thuận Thiên

Câu 21 :

Tình cảm chung được gợi lên từ các bài ca dao dân ca trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương là gì?

  • A.

    Lòng biết ơn với cha mẹ, đất nước

  • B.

    Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người và quê hương, đất nước

  • C.

    Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những câu hát dân gian là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.

Câu 22 :

Đâu là định nghĩa của từ “nhà”?

  • A.

    Cơ sở sản xuất đồ dùng

  • B.

    Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở

  • C.

    Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn

  • D.

    Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em dựa vào đặc điểm, tính chất của sự vật để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Là công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở

Câu 23 :

Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?

  • A.

    Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

  • B.

    Giàu có nhưng không có con

  • C.

    Hai người kết hôn muộn nên không có con

  • D.

    Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cha mẹ cậu là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

Câu 24 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét thứ tự để chọn cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái , cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

Câu 25 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Hoa bìm?

  • A.

    Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

  • B.

    Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

  • C.

    Giọng điệu tâm tình, mượt mà

  • D.

    Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

- Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

- Giọng điệu tâm tình, mượt mà

Câu 26 :

Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Đáp án

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Phương pháp giải :

Em xem lại bài Phân tích chi tiết Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…

Lời giải chi tiết :

Trình tự đúng:

- Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

- Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Câu 27 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý khái niệm “từ” và “ngữ”

Lời giải chi tiết :

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

Câu 28 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

  • A.

    Cô gái

  • B.

    Chàng trai

  • C.

    Đứa trẻ

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả khẳng định bài thơ có thể là lời của cô gái hoặc chàng trai.

Câu 29 :

Tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại tìm hiểu chung

Lời giải chi tiết :

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Phan Trọng Luận.

Câu 30 :

Biện pháp tu từ trong câu thơ “ Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim ?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Điệp từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác nay được tác giả cảm nhận bằng thị giác “rụng”.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6