Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Bài thơ Việt Nam quê hương ta sáng tác theo thể thơ nào?

  • A.

    Thơ 6 chữ

  • B.

    Thơ 7 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Câu 2 :

Tác phẩm Trái tim sinh nở của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện

  • C.

  • D.

    Tùy bút

Câu 3 :

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

Các hình ảnh "chịu nhiều thương đau", "áo nâu nhuộm bùn." trong bài thơ Việt Nam quê hương ta thể hiện sự hiền lành, thủy chung của con người Việt Nam, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Đâu là định nghĩa của từ “nhà”?

  • A.

    Cơ sở sản xuất đồ dùng

  • B.

    Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở

  • C.

    Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn

  • D.

    Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó

Câu 6 :

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Biểu cảm, tự sự

  • B.

    Tự sự, miêu tả

  • C.

    Miêu tả, biểu cảm

  • D.

    Nghị luận, miêu tả

Câu 7 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Hoa bìm?

  • A.

    Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

  • B.

    Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

  • C.

    Giọng điệu tâm tình, mượt mà

  • D.

    Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Câu 8 :

Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?

  • A.

    Làm nổi bật vấn đề

  • B.

    Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ

  • C.

    Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 9 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

  • B.

    Ngôn ngữ khoa học, chính xác

  • C.

    Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.

  • D.

    Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.

Câu 10 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép tiểu đối ?

  • A.

    Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

  • B.

    Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

  • C.

    Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen

  • D.

    Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây

Câu 11 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ:

Việt Nam (…) ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

  • A.

    Tổ quốc

  • B.

    Đất nước

  • C.

    Non sông

  • D.

    Gấm vóc

Câu 12 :

Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Câu 13 :

Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A.

    Phép đối xứng

  • B.

    Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng

  • C.

    Điệp từ.

  • D.

    Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Câu 14 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Câu 15 :

Văn bản sau thuộc loại nào?

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Ca dao

Dân ca

Câu 16 :

Theo quy định trong thơ lục bát, trong dòng bát, nếu tiếng thứ 6 là thanh bằng thì tiếng thứ 8 là thanh:

Thanh bằng

Thanh trắc

Câu 17 :

Đâu không phải đức tính của người Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta ?

  • A.

    Hiền lành

  • B.

    Chăm chỉ

  • C.

    Khôn khéo

  • D.

    Thủy chung

Câu 18 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 19 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Câu 20 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Câu 21 :

Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?

Có ri ri tiếng dế mèn

Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

Có con cuốc ở bờ lau

Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

  • A.

    ngày

  • B.

    Đom đóm dế mèn

  • C.

    Cuốc kêu

  • D.

    Nắng mưa

Câu 22 :

Nội dung sau về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đúng hay sai?

“Lâm Thị Mỹ Dạ hiện đang sống tại Hà Nội”.

Đúng
Sai
Câu 23 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Ca dao, dân ca Việt Nam có những bài diễn tả tình yêu quê hương đất nước, con người thật bình dị mà sâu sắc đến khó ngờ. Bài ca dao sau đây là một trường hợp như thế:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

( Về bài ca dao “ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” – Bùi Mạnh Nhị)

Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

Giới thiệu bài ca dao

Phân tích cái hay của bài ca dao

Câu 24 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

  • A.

    Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ

  • B.

    Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình

  • C.

    Những bài học từ truyện cổ

  • D.

    Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ

Câu 25 :

Bài học rút ra từ văn bản Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

  • B.

    Hãy yêu thương mọi người xung quanh mình.

  • C.

    Trân trọng, gìn giữ những câu truyện cổ tích.

  • D.

    Biết ơn người đã giúp đỡ, cưu mang mình.

Câu 26 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Câu 27 :

Cho câu thơ sau:

Tôi (…) chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Đáp án đúng cần điền vào chỗ (…) là gì?

  • A.

    Thương

  • B.

    Quý

  • C.

    Yêu

  • D.

Câu 28 :

Nội dung chính của văn bản sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

Câu 29 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu thuộc loại truyện cổ tích nào?

  • A.

    Cổ tích loài vật

  • B.

    Cổ tích phiêu lưu

  • C.

    Cổ tích thần kì

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 30 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài thơ Việt Nam quê hương ta sáng tác theo thể thơ nào?

  • A.

    Thơ 6 chữ

  • B.

    Thơ 7 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại thể thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ lục bát.

Câu 2 :

Tác phẩm Trái tim sinh nở của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện

  • C.

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

Trái tim sinh nở - Lâm Thị Mĩ Dạ thuộc thể loại thơ

Câu 3 :

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Câu 4 :

Các hình ảnh "chịu nhiều thương đau", "áo nâu nhuộm bùn." trong bài thơ Việt Nam quê hương ta thể hiện sự hiền lành, thủy chung của con người Việt Nam, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Các hình ảnh trên thể hiện sự chịu thương, chịu khó của người Việt Nam

Câu 5 :

Đâu là định nghĩa của từ “nhà”?

  • A.

    Cơ sở sản xuất đồ dùng

  • B.

    Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở

  • C.

    Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn

  • D.

    Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em dựa vào đặc điểm, tính chất của sự vật để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Là công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở

Câu 6 :

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Biểu cảm, tự sự

  • B.

    Tự sự, miêu tả

  • C.

    Miêu tả, biểu cảm

  • D.

    Nghị luận, miêu tả

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản và các phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm, miêu tả

Câu 7 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Hoa bìm?

  • A.

    Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

  • B.

    Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

  • C.

    Giọng điệu tâm tình, mượt mà

  • D.

    Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

- Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

- Giọng điệu tâm tình, mượt mà

Câu 8 :

Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?

  • A.

    Làm nổi bật vấn đề

  • B.

    Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ

  • C.

    Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật vấn đề và tăng tính nhạc cho cách diễn đạt.

Câu 9 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

  • B.

    Ngôn ngữ khoa học, chính xác

  • C.

    Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.

  • D.

    Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.

- Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.

Câu 10 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép tiểu đối ?

  • A.

    Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

  • B.

    Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

  • C.

    Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen

  • D.

    Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tiểu đối: ngày hạn - ngày mưa trong câu thơ Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

Câu 11 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ:

Việt Nam (…) ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

  • A.

    Tổ quốc

  • B.

    Đất nước

  • C.

    Non sông

  • D.

    Gấm vóc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại câu thơ trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu 12 :

Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Đáp án

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Phương pháp giải :

Em xem lại bài Phân tích chi tiết Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…

Lời giải chi tiết :

Trình tự đúng:

- Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

- Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Câu 13 :

Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A.

    Phép đối xứng

  • B.

    Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng

  • C.

    Điệp từ.

  • D.

    Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ 2 câu thơ trên và nhớ lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ trên.

Câu 14 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại ý thơ và nhớ lại ý nghĩa của các câu tục ngữ đã cho.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”

Câu 15 :

Văn bản sau thuộc loại nào?

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Ca dao

Dân ca

Đáp án

Ca dao

Dân ca

Phương pháp giải :

Em xem lại thể thơ và nội dung

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên là một bài ca dao, ca ngợi công ơn của cha mẹ.

Câu 16 :

Theo quy định trong thơ lục bát, trong dòng bát, nếu tiếng thứ 6 là thanh bằng thì tiếng thứ 8 là thanh:

Thanh bằng

Thanh trắc

Đáp án

Thanh bằng

Thanh trắc

Lời giải chi tiết :

Theo quy định trong thơ lục bát, trong dòng bát, nếu tiếng thứ 6 là thanh bằng thì tiếng thứ 8 bắt buộc là thanh bằng.

Câu 17 :

Đâu không phải đức tính của người Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta ?

  • A.

    Hiền lành

  • B.

    Chăm chỉ

  • C.

    Khôn khéo

  • D.

    Thủy chung

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Khôn khéo” là từ ngữ không xuất hiện trong bài thơ khi nói về con người.

Câu 18 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trên biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 19 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 20 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu.

Câu 21 :

Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?

Có ri ri tiếng dế mèn

Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

Có con cuốc ở bờ lau

Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

  • A.

    ngày

  • B.

    Đom đóm dế mèn

  • C.

    Cuốc kêu

  • D.

    Nắng mưa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

ngày là những điệp từ trong đoạn thơ trên.

Câu 22 :

Nội dung sau về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đúng hay sai?

“Lâm Thị Mỹ Dạ hiện đang sống tại Hà Nội”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Lâm Thị Mĩ Dạ hiện đang sống tại Huế.

Câu 23 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Ca dao, dân ca Việt Nam có những bài diễn tả tình yêu quê hương đất nước, con người thật bình dị mà sâu sắc đến khó ngờ. Bài ca dao sau đây là một trường hợp như thế:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

( Về bài ca dao “ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” – Bùi Mạnh Nhị)

Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

Giới thiệu bài ca dao

Phân tích cái hay của bài ca dao

Đáp án

Giới thiệu bài ca dao

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Giới thiệu bài ca dao

Câu 24 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

  • A.

    Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ

  • B.

    Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình

  • C.

    Những bài học từ truyện cổ

  • D.

    Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình.

Câu 25 :

Bài học rút ra từ văn bản Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

  • B.

    Hãy yêu thương mọi người xung quanh mình.

  • C.

    Trân trọng, gìn giữ những câu truyện cổ tích.

  • D.

    Biết ơn người đã giúp đỡ, cưu mang mình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản: Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

Câu 26 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Đáp án

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể

Câu 27 :

Cho câu thơ sau:

Tôi (…) chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Đáp án đúng cần điền vào chỗ (…) là gì?

  • A.

    Thương

  • B.

    Quý

  • C.

    Yêu

  • D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bài thơ trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Câu 28 :

Nội dung chính của văn bản sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp của Tháp Mười

Câu 29 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu thuộc loại truyện cổ tích nào?

  • A.

    Cổ tích loài vật

  • B.

    Cổ tích phiêu lưu

  • C.

    Cổ tích thần kì

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại các loại truyện cổ tích và đặc điểm

Lời giải chi tiết :

Non-bu và Heng-bu thuộc truyện cổ tích thần kì.

Câu 30 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Đáp án

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

- Người anh cứu chim, được chim trả ơn

- Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

- Người anh tham lam bị trừng trị

- Người anh nhận ra lỗi lầm, được người em cưu mang


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5