Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 6 — Không quảng cáo

Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 6

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc văn bản sau:

Bàn tay của Marie

Ngày xưa có một cô giá nhà quê mang một cái tên xấu xí là Marie. Cô đi khập khiễng và mắt thì lé. Cha mẹ của cô cũng thường chửi mắng cô rất nặng nề. Tất cả điều đó khiến cô căm ghét mọi người. Một hôm, cô đi nhổ cỏ phụ giúp cho người làm vườn ở trong làng mình, bỗng người vợ ông này đột nhiên bảo cô: Coi kia, em có đôi tay đẹp quá Marie ơi! Sao không đến đây mà chăm sóc hoa với cô? Ban đầu, Marie tưởng bà này chế giễu mình. Nhưng sau đó, người vợ của kẻ làm vườn đã giúp cô gái kết những bó hoa thật đẹp mang ra chợ bán. Đó là giai đoạn Marie bắt đầu lột xác: Cô săn sóc đôi tay mình, rồi chăm sóc đến mặt mày thân thể mình, rồi sửa soạn sự ăn mặc và cả dáng đi. Cuối cùng cô trở thành người bán hoa thực thụ. Một hôm, một kiến trúc sư trẻ tuổi đến ngắm hoa cô bày bán và khen: Những bó hoa của cô tuyệt đẹp cô à! Chưa bao giờ Marie lại thẹn đỏ mặt một cách dễ thương như hôm nhận được lời khen tặng ấy. Sau đó, cô đã làm vợ người kiến trúc sư, rồi cô theo học một cách say mê môn trang trí và trở thành một trong những người chưng hàng nổi tiếng của thủ đô Paris.

( Đắc Nhân tâm, Bí quyết của thành công – Dale Carnegie, NXB Thanh Niên, 20080

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Đa ngôi kể

Câu 3. Điều gì khiến Marie căm ghét mọi người?

A. Vì cô xấu xí, đi khập khiễng và bị lé

C. Vì cô bị cha mẹ và mọi người chửi, hắt hủi

B. Vì cô không thích giao lưu, nói chuyện với những người xung quanh

D. Vì cô bị hoang tưởng nên luôn nghĩ mọi người nói xấu mình

Câu 4. Điều gì đã khiến Marie thay đổi suy nghĩ của mình?

A. Cô được người vợ của kẻ làm vườn dạy kết những bó hoa đẹp để bán.

B. Cô tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân.

C. Cô được anh kĩ sư khen ngợi về những bó hoa của mình.

D. Cô được bố mẹ động viên.

Câu 5. Xác định trợ từ trong câu sau: Một hôm, một kiến trúc sư trẻ tuổi đến ngắm hoa cô bày bán và khen: Những bỏ hoa của cô tuyệt đẹp cô à!

A. khen.

B. những.

C. tuyệt đẹp.

D. à.

Câu 6. Xác định biện pháp tu từ có trong câu: Đó là giai đoạn Marie bắt đầu lột xác: Cô săn sóc đôi tay mình, rồi chăm sóc đến mặt mày thân thể mình, rồi sửa soạn sự ăn mặc và cả dáng đi

A. so sánh.

B. điệp.

C. liệt kê.

D. nhân hóa.

Câu 7. “mặt mày, thân thể” là:

A. Từ ghép chính phụ.

B. Từ ghép đẳng lập.

C. Từ láy bộ phận.

D. Từ đơn đa âm.

Câu 8. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

A. Mỗi người đều có vẻ đẹp, giá trị của riêng mình.

B. Phải nhận thức được những hạn chế, yếu kém của mình.

C. Điểm yếu là yếu tố khiến ta không bao giờ có thể vươn đến thành công.

D. Gặp khó khăn cần phải tìm hướng đi mới.

Câu 9. Em hãy rút ra hai thông điệp tâm đắc từ câu chuyện trên?

Câu 10. Em có đồng ý với suy nghĩ “căm ghét tất cả mọi người” lúc ban đầu của Marie không? Vì sao?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất được gợi ra từ câu chuyện trên

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

B

A

D

C

B

A

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Phương pháp:

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Đa ngôi kể

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Ngôi thứ ba

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Điều gì khiến Marie căm ghét mọi người?

A. Vì cô xấu xí, đi khập khiễng và bị lé

C. Vì cô bị cha mẹ và mọi người chửi, hắt hủi

B. Vì cô không thích giao lưu, nói chuyện với những người xung quanh

D. Vì cô bị hoang tưởng nên luôn nghĩ mọi người nói xấu mình

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cô căm ghét mọi người vì: cô bị cha mẹ và mọi người chửi, hắt hủi

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Điều gì đã khiến Marie thay đổi suy nghĩ của mình?

A. Cô được người vợ của kẻ làm vườn dạy kết những bó hoa đẹp để bán.

B. Cô tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân.

C. Cô được anh kĩ sư khen ngợi về những bó hoa của mình.

D. Cô được bố mẹ động viên.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Điều khiến cô thay đổi là: Cô được người vợ của kẻ làm vườn dạy kết những bó hoa đẹp để bán

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Xác định trợ từ trong câu sau: Một hôm, một kiến trúc sư trẻ tuổi đến ngắm hoa cô bày bán và khen: Những bỏ hoa của cô tuyệt đẹp cô à!

A. khen.

B. những.

C. tuyệt đẹp.

D. à.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài trợ từ

Lời giải chi tiết:

Trợ từ: à

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Xác định biện pháp tu từ có trong câu: Đó là giai đoạn Marie bắt đầu lột xác: Cô săn sóc đôi tay mình, rồi chăm sóc đến mặt mày thân thể mình, rồi sửa soạn sự ăn mặc và cả dáng đi

A. so sánh.

B. điệp.

C. liệt kê.

D. nhân hóa.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài liệt kê

Lời giải chi tiết:

Biện pháp liệt kê: Cô săn sóc đôi tay mình, rồi chăm sóc đến mặt mày thân thể mình, rồi sửa soạn sự ăn mặc và cả dáng đi

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm)

“mặt mày, thân thể” là:

A. Từ ghép chính phụ.

B. Từ ghép đẳng lập.

C. Từ láy bộ phận.

D. Từ đơn đa âm.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài từ ghép

Lời giải chi tiết:

Mặt mày, thân thể là từ ghép đẳng lập

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

A. Mỗi người đều có vẻ đẹp, giá trị của riêng mình.

B. Phải nhận thức được những hạn chế, yếu kém của mình.

C. Điểm yếu là yếu tố khiến ta không bao giờ có thể vươn đến thành công.

D. Gặp khó khăn cần phải tìm hướng đi mới.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bài học: Mỗi người đều có vẻ đẹp, giá trị của riêng mình

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.5 điểm)

Em hãy rút ra hai thông điệp tâm đắc từ câu chuyện trên?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Câu chuyện đặt ra cho chúng ta những thông điệp giàu ý nghĩa:

- Con người là không hoàn hảo nhưng mỗi người đều có giá trị riêng và đáng được trân trọng

- Những lời chê bai sẽ khiến con người có cái nhìn tiêu cực về chính bản thân mình và về cuộc sống. Những lời khen tặng sẽ đem đến cho con người động lực để phát huy điểm mạnh, hoàn thiện bản thân và đi đến thành công.

- Sự tự tin vào bản thân là động lực để thay đổi cuộc sống

Câu 10 (0.5 điểm)

Em có đồng ý với suy nghĩ “căm ghét tất cả mọi người” lúc ban đầu của Marie không? Vì sao?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Không đồng tình. Vì, thay vì cô ấy đi căm ghét mọi người thì hãy yêu quý bản thân, không ngừng thay đổi theo hướng tích cực để mọi người nhận ra vẻ đẹp, giá trị của chính mình.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất được gợi ra từ câu chuyện trên.

Phương pháp:

Căn cứ các bài học về văn tự sự, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

1. Giới thiệu chung

Khái quát nội dung câu chuyện, rút ra bài học.

2. Bàn luận

- Câu chuyện kể về cuộc đời, số phận của Marie.

+ Trước khi gặp được bà vợ người làm vườn, Marie là một cô bé xấu xí có nhiều khiếm khuyết và phải đối diện với những lời chê bai, chửi mắng nặng nề. Tất cả những điều đó khiến cô căm ghét mọi người, mất niềm tin vào chính bản thân mình.

+ Sau khi gặp được bà vợ người làm vườn, được nhận lời khen về đôi bàn tay và được giúp kết những bó hoa thật đẹp mang ra chợ bá. Đó là giai đoạn Marie bắt đầu lột xác, cô săn sóc đôi bàn tay và cả bản thân mình. Cuối cùng cô không những thành công mà còn tìm được hạnh phúc.

=> Câu chuyện đặt ra cho chúng ta những thông điệp giàu ý nghĩa:

+ Con người là không hoàn hảo nhưng mỗi người đều có giá trị riêng và đáng được trân trọng.

+ Những lời chê bai sẽ khiến con người có cái nhìn tiêu cực về chính bản thân mình và về cuộc sống. Những lời khen sẽ đem đến cho con người động lực để phát huy điểm mạnh, hoàn thiện bản thân và đi đến thành công.

+ Sự tự tin vào bản thân là động lực để thay đổi cuộc sống.

Lưu ý: Thí sinh chỉ cần chỉ ra một bài học tâm đắc nhất.

- Bàn luận: Tự nhận thức và bằng những trải nghiệm riêng, thí sinh cần bày tỏ suy nghĩ của mình về một bài học tâm đắc nhất mà câu chuyện gợi ra. Việc bàn luận phải có lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng và có thái độ nghiêm túc, phù hợp đạo lí.

- Bài học nhận thức và hành động: Thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp, suy nghĩ tích cực.

3. Tổng kết vấn đề


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3