Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 8 — Không quảng cáo

Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 8

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Cô bé bán diêm

(Trích Cô bé bán diêm – An-đéc-xen)

Rét dữ dội. Tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa.

Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

Lúc ra khỏi nhà em có đi giày vải, nhưng giày vải phỏng có tác dụng gì kia chứ!

Giày ấy của mẹ em để lại, rộng quá em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc khi em chạy qua đường, vào lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại.

Chiếc thứ nhất bị xe song mã nghiến, rồi dính theo tuyết vào bánh xe; thế là mất hút. Còn chiếc thứ hai, một thằng bé lượm được, cười sằng sặc đem tung lên trời. Nó còn nói với em bé rằng nó sẽ giữ chiếc giày để làm nôi cho con chó sau này.

Thế là em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì rét.

Chiếc tạp dề cũ kĩ của em đựng đầy diêm và tay em còn cầm thêm một bao.

Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc trên lưng em, em cũng không để ý.

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sự nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bản được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba

Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?

A. Cô bé bán diêm

B. Những người đi đường

C. Người bố

D. Người già

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là:

A. Kể về cô bé bán diêm nhà nghèo nhưng được mọi người yêu thương, giúp đỡ.

B. Kể về hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm và sự vô cảm của mọi người.

C. Kể về người bố độc ác bắt cô bé đi bán diêm cả trong đêm giao thừa.

D. Kể về đêm giao thừa cô bé bán diêm được gặp bà nội.

Câu 4. Cuộc sống của nhân vật cô bé bán diêm thể hiện qua những chi tiết nào?

A. Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

B. Chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm.

C. Em bé bụng đói cật rét, cả một ngày em chưa được ăn...

D. Cả ba đáp án trên đúng.

Câu 5. Khi thấy cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, thái độ của người đi đường như thế nào?

A. Nhiều người quan tâm, mua ủng hộ cho cô bé.

B. Lo lắng, hỏi thăm và cho cô bé một ít tiền.

C. Ai cũng rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

D. Một vài người nán lại để mua diêm cho cô bé.

Câu 6. Vì sao thời tiết rét dữ dội nhưng cô bé bán diêm không dám trở về nhà?

A. Cô bé không dám trở về nhà vì nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

B. Cô bé không dám trở về nhà vì ở nhà cũng không có ai.

C. Cô bé không dám trở về nhà vì cô bé thích đi bán diêm.

D. Cô bé không dám trở về nhà vì cô mong gặp được bà của mình.

Câu 7. Đoạn trích trên giúp em hình dung ra hoàn cảnh sống của nhân vật như thế nào?

A. Sung sướng, được mọi người yêu thương.

B. Khó khăn, nghèo khổ, không có ai yêu thương, chăm sóc.

C. Khó khăn, nghèo khổ nhưng được bố mẹ yêu thương.

D. Sung sướng nhưng cô đơn, không có ai quan tâm.

Câu 8. Đâu là từ láy trong các từ sau:

A. hiền hậu.

B. tiêu tán.

C. lang thang.

D. bao diêm

Câu 9. Đoạn trích được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc họa làm nổi bật nhân vật?

Câu 10. Theo em, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản là gì?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống?

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

C âu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

B

D

C

A

B

C

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Ngôi thứ ba

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm)

Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?

A. Cô bé bán diêm

B. Những người đi đường

C. Người bố

D. Người già

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nhân vật chính: cô bé bán diêm

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Nội dung chính của đoạn trích trên là:

A. Kể về cô bé bán diêm nhà nghèo nhưng được mọi người yêu thương, giúp đỡ.

B. Kể về hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm và sự vô cảm của mọi người.

C. Kể về người bố độc ác bắt cô bé đi bán diêm cả trong đêm giao thừa.

D. Kể về đêm giao thừa cô bé bán diêm được gặp bà nội.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài học hiểu và phân tích

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính: kể về hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm và sự vô cảm của mọi người

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Cuộc sống của nhân vật cô bé bán diêm thể hiện qua những chi tiết nào?

A. Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

B. Chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm.

C. Em bé bụng đói cật rét, cả một ngày em chưa được ăn...

D. Cả ba đáp án trên đúng.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Cuộc sống của cô bé được thể hiện qua:

Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối

Chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm.

Em bé bụng đói cật rét, cả một ngày em chưa được ăn…

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.5 điểm)

Khi thấy cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, thái độ của người đi đường như thế nào?

A. Nhiều người quan tâm, mua ủng hộ cho cô bé.

B. Lo lắng, hỏi thăm và cho cô bé một ít tiền.

C. Ai cũng rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

D. Một vài người nán lại để mua diêm cho cô bé.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hành động của người đi đường: Ai cũng rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hòa đến lời chào hàng của em.

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Vì sao thời tiết rét dữ dội nhưng cô bé bán diêm không dám trở về nhà?

A. Cô bé không dám trở về nhà vì nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

B. Cô bé không dám trở về nhà vì ở nhà cũng không có ai.

C. Cô bé không dám trở về nhà vì cô bé thích đi bán diêm.

D. Cô bé không dám trở về nhà vì cô mong gặp được bà của mình.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cô không về nhà vì: Cô bé không dám trở về nhà vì nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Đoạn trích trên giúp em hình dung ra hoàn cảnh sống của nhân vật như thế nào?

A. Sung sướng, được mọi người yêu thương.

B. Khó khăn, nghèo khổ, không có ai yêu thương, chăm sóc.

C. Khó khăn, nghèo khổ nhưng được bố mẹ yêu thương.

D. Sung sướng nhưng cô đơn, không có ai quan tâm.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nhân vật: khó khăn, nghèo khổ, không có ai yêu thương, chăm sóc

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Đâu là từ láy trong các từ sau:

A. hiền hậu.

B. tiêu tán.

C. lang thang.

D. bao diêm

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài từ láy

Lời giải chi tiết:

Từ láy: lang thang

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.5 điểm)

Đoạn trích được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc họa làm nổi bật nhân vật?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập – tương phản để khắc họa làm nổi bật nhân vật em bé bán diêm trong đêm giao thừa

Câu 10 (0.5 điểm)

Theo em, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản là gì?

Phương pháp:

Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích

Lời giải chi tiết:

Theo em, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản thể hiện sự thương xót, cảm thông cho số phận của đứa trẻ nghèo

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống?

Phương pháp:

Phân tích, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt khác…

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

- Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

2. Thân bài:

- Nêu quan niệm về tình yêu thương? Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

- Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống

+ Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

+ Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

+ Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

+ Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm với họ cả vật chất lẫn tinh thần...

- Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

+ Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

+ Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người

+ Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

+ Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

+ Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha...Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

+ Dẫn chứng về tình yêu thương

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân dân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thuơng”, “Hiến máu nhân đạo” ...

* Phản biện:

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác.

Hay những thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành... Những người đó cần phải lên án và phê phán

* Liên hệ bản thân

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

3. Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 5