Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều


Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN

Đề bài

Câu 1 :

Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?

  • A.

    Sung sướng và đủ đầy

  • B.

    Tràn ngập tình yêu thương

  • C.

    Bất hạnh

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 2 :

Chọn đáp án đúng nhất

Những dòng thơ sau nói lên đức tính gì từ người mẹ ?

Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru Bàn tay mang phép nhiệm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

Chịu thương, chịu khó

Đức hi sinh

Sự dịu dàng

Câu 3 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Câu 4 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 5 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 6 :

Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

  • A.

    Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

  • B.

    Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

  • C.

    Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

  • D.

    Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 7 :

Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói ?

Mở đầu bài nói

Nội dung chính của bài nói

Kết thúc bài nói

Câu 8 :

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức

  • B.

    Ẩn dụ cách thức

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 9 :

Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?

  • A.

    Hồng được ngồi trong lòng mẹ.

  • B.

    Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.

  • C.

    Khao khát được sống trong tình yêu thương.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 10 :

Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

  • A.

    Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

  • B.

    Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

  • C.

    Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 11 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A.

    Đều có phát âm giống nhau

  • B.

    Đều có số tiếng không giới hạn

  • C.

    Đều dùng để chỉ người

  • D.

    Đều là các từ có nghĩa

Câu 13 :

Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • A.

    Tiếng

  • B.

    Từ

  • C.

    Chữ cái

  • D.

    Nguyên âm

Câu 14 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 15 :

“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?

  • A.

    Hận chiến trường

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Những ngày thơ ấu

  • D.

    Ngậm ngải tìm trầm

Câu 16 :

Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A.

    Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

  • B.

    Là người có tình với gia đình nhà chồng.

  • C.

    Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

  • D.

    Là người hành động theo bản năng.

Câu 17 :

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A.

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

  • B.

    Dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã nghe

  • C.

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

  • D.

    Dùng sơ đồ tư duy để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Câu 18 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 19 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 21 :

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ À ơi tay mẹ là phương thức nào?

  • A.

    nghị luận

  • B.

    tự sự

  • C.

    miêu tả

  • D.

    biểu cảm

Câu 22 :

Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A.

    Cậu có hình dạng một quả dừa.

  • B.

    Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

  • C.

    Cậu núp trong thân thể của con cóc.

  • D.

    Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Câu 23 :

“Để bài nói về kỉ niệm của bản thân hấp dẫn hơn, em có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, video,…”

Đúng
Sai
Câu 24 :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?

  • A.

    Con đối với mẹ

  • B.

    Mẹ đối với con

  • C.

    Người lính với người mẹ anh hùng

  • D.

    Cháu đối với bà

Câu 25 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 26 :

Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

  • A.

    Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.

  • B.

    Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.

  • C.

    Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

  • D.

    Gồm A và B

Câu 27 :

Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Đời Hùng Vương thứ tư

  • B.

    Đời Hùng Vương thứ năm

  • C.

    Đời Hùng Vương thứ sáu

  • D.

    Đời Hùng Vương thứ bảy

Câu 28 :

Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?

  • A.

    Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

  • B.

    Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau

  • C.

    Là từ cùng nghĩa

  • D.

    Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh

Câu 29 :

Sắp xếp các bước sau theo đúng quy trình viết bài văn kể về một kỉ niệm:

Kiểm tra và chỉnh sửa

Tìm ý và lập dàn ý

Viết

Chuẩn bị

Câu 30 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên?

  • A.

    Hoa thảo mộc

  • B.

    Trăng đợi

  • C.

    Ra sân nhặt nắng

  • D.

    Đi về nơi không chữ

Câu 31 :

Trong bài thơ À ơi tay mẹ , mẹ đã ru cho cái khuyết như thế nào ?

  • A.

    Tròn trịa

  • B.

    Hoàn hảo

  • C.

    Vàng vạnh

  • D.

    Tròn đầy

Câu 32 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 33 :

Nội dung sau về tác giả Bình Nguyên đúng hay sai?

“Bình Nguyên là thư kí của Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình”

Đúng
Sai
Câu 34 :

Người nói chỉ cần làm tốt bài nói, không có trách nhiệm phải trả lời câu hỏi của người nghe, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 35 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Viết

Chuẩn bị

Câu 36 :

Bài nói kể về kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 37 :

Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây:

Ru cho (…) ngọn gió thu

Ru cho (…) đám sương mù lá cây

  • A.

    mềm - tan

  • B.

    tan – mềm

  • C.

    mát – mềm

  • D.

    tan - mát

Câu 38 :

Nội dung sau về bài thơ À ơi tay mẹ đúng hay sai?

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý”

Đúng
Sai
Câu 39 :

Mở đầu bài nói, chúng ta cần làm gì ?

  • A.

    Nêu lý do xuất hiện trải nghiệm

  • B.

    Trình bày diễn biến trải nghiệm

  • C.

    Chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể

  • D.

    Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ các bạn

Câu 40 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?

  • A.

    Sung sướng và đủ đầy

  • B.

    Tràn ngập tình yêu thương

  • C.

    Bất hạnh

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh.

Câu 2 :

Chọn đáp án đúng nhất

Những dòng thơ sau nói lên đức tính gì từ người mẹ ?

Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru Bàn tay mang phép nhiệm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

Chịu thương, chịu khó

Đức hi sinh

Sự dịu dàng

Đáp án

Đức hi sinh

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ đoạn thơ và xem lại luận điểm đầu văn bản

Lời giải chi tiết :

Những dòng thơ trên nói lên đức hi sinh của người mẹ.

Câu 3 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại câu hỏi trên

Lời giải chi tiết :

Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất

Câu 4 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phần lý thuyết về truyền thuyết.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng là truyện truyền thuyết vì truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo dựa trên sự thật lịch sử.

Câu 5 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 6 :

Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

  • A.

    Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

  • B.

    Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

  • C.

    Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

  • D.

    Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung câu văn và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng thể hiện cậu bé Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 7 :

Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói ?

Mở đầu bài nói

Nội dung chính của bài nói

Kết thúc bài nói

Đáp án

Nội dung chính của bài nói

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Đó là phần được kể trong nội dung chính của bài nói.

Câu 8 :

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức

  • B.

    Ẩn dụ cách thức

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các kiểu ẩn dụ đã biết để chọn đáp án

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> thị giác), tiếng chim ẩn dụ cho nhân cách con người

Câu 9 :

Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?

  • A.

    Hồng được ngồi trong lòng mẹ.

  • B.

    Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.

  • C.

    Khao khát được sống trong tình yêu thương.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm. - Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.

- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

Câu 10 :

Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

  • A.

    Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

  • B.

    Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

  • C.

    Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ tác phẩm, rút ra nhận xét về cậu bé Hồng.

Lời giải chi tiết :

Cậu bé Hồng là chú bé bất hạnh, dễ xúc động, đồng thời cũng là cậu bé nhân hậu và yêu thương mẹ vô bờ.

Câu 11 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những chi tiết kì ảo trong truyện và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Câu 12 :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A.

    Đều có phát âm giống nhau

  • B.

    Đều có số tiếng không giới hạn

  • C.

    Đều dùng để chỉ người

  • D.

    Đều là các từ có nghĩa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là các từ này đều là các từ có nghĩa.

Câu 13 :

Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • A.

    Tiếng

  • B.

    Từ

  • C.

    Chữ cái

  • D.

    Nguyên âm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

Câu 14 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu trên và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Các cách dùng từ đồng nghĩa ở trên làm cho câu nói thú vị hơn

Câu 15 :

“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?

  • A.

    Hận chiến trường

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Những ngày thơ ấu

  • D.

    Ngậm ngải tìm trầm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu

Câu 16 :

Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A.

    Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

  • B.

    Là người có tình với gia đình nhà chồng.

  • C.

    Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

  • D.

    Là người hành động theo bản năng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt trong tình huống truyện và tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con.

Câu 17 :

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A.

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

  • B.

    Dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã nghe

  • C.

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

  • D.

    Dùng sơ đồ tư duy để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Câu 18 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 19 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (nghĩa chuyển: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).

-> Hai nghĩa có liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 20 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ẩn dụ phẩm chất

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ở phần B sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất (Bác Hồ và Mặt trời đều soi sáng cho nhân gian, đem những điều tốt đẹp đến cho con người).

Câu 21 :

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ À ơi tay mẹ là phương thức nào?

  • A.

    nghị luận

  • B.

    tự sự

  • C.

    miêu tả

  • D.

    biểu cảm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 22 :

Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A.

    Cậu có hình dạng một quả dừa.

  • B.

    Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

  • C.

    Cậu núp trong thân thể của con cóc.

  • D.

    Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lên 3 tuổi Gióng vẫn không biết đi, không biết nói cười.

Câu 23 :

“Để bài nói về kỉ niệm của bản thân hấp dẫn hơn, em có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, video,…”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Để bài nói về kỉ niệm của bản thân hấp dẫn hơn, em có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, video,…”

Câu 24 :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?

  • A.

    Con đối với mẹ

  • B.

    Mẹ đối với con

  • C.

    Người lính với người mẹ anh hùng

  • D.

    Cháu đối với bà

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ đối với con

Câu 25 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở bài: giới thiệu/ nêu lí do kể chuyện

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.

Câu 26 :

Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

  • A.

    Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.

  • B.

    Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.

  • C.

    Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

  • D.

    Gồm A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhân vật bà cô là người phụ nữ xấu xa và mang suy nghĩ nặng nề của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo.

Câu 27 :

Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Đời Hùng Vương thứ tư

  • B.

    Đời Hùng Vương thứ năm

  • C.

    Đời Hùng Vương thứ sáu

  • D.

    Đời Hùng Vương thứ bảy

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Truyện diễn ra vào đời Hùng Vương thứ sáu

Câu 28 :

Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?

  • A.

    Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

  • B.

    Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau

  • C.

    Là từ cùng nghĩa

  • D.

    Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

Câu 29 :

Sắp xếp các bước sau theo đúng quy trình viết bài văn kể về một kỉ niệm:

Kiểm tra và chỉnh sửa

Tìm ý và lập dàn ý

Viết

Chuẩn bị

Đáp án

Chuẩn bị

Tìm ý và lập dàn ý

Viết

Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Viết

- Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 30 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên?

  • A.

    Hoa thảo mộc

  • B.

    Trăng đợi

  • C.

    Ra sân nhặt nắng

  • D.

    Đi về nơi không chữ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ra sân nhặt nắng – Nguyễn Thế Hoàng Linh

Câu 31 :

Trong bài thơ À ơi tay mẹ , mẹ đã ru cho cái khuyết như thế nào ?

  • A.

    Tròn trịa

  • B.

    Hoàn hảo

  • C.

    Vàng vạnh

  • D.

    Tròn đầy

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em học thuộc thơ và chọn từ ngữ chính xác.

Lời giải chi tiết :

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Câu 32 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 33 :

Nội dung sau về tác giả Bình Nguyên đúng hay sai?

“Bình Nguyên là thư kí của Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Bình Nguyên là chủ tịch của Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình

Câu 34 :

Người nói chỉ cần làm tốt bài nói, không có trách nhiệm phải trả lời câu hỏi của người nghe, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Sau khi nói, người nói phải lắng nghe và giải đáp câu hỏi của người nghe.

Câu 35 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Viết

Chuẩn bị

Đáp án

Chuẩn bị

Tìm ý và lập dàn ý

Viết

Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Viết

- Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 36 :

Bài nói kể về kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại các bài nói đã trình bày

Lời giải chi tiết :

Bài nói gồm 3 phần

- Giới thiệu

- Nội dung

- Kết thúc

Câu 37 :

Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây:

Ru cho (…) ngọn gió thu

Ru cho (…) đám sương mù lá cây

  • A.

    mềm - tan

  • B.

    tan – mềm

  • C.

    mát – mềm

  • D.

    tan - mát

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em học thuộc thơ và chọn từ ngữ chính xác.

Lời giải chi tiết :

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Câu 38 :

Nội dung sau về bài thơ À ơi tay mẹ đúng hay sai?

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý: chắt chiu, yêu thương, hi sinh….đến quên mình.

Câu 39 :

Mở đầu bài nói, chúng ta cần làm gì ?

  • A.

    Nêu lý do xuất hiện trải nghiệm

  • B.

    Trình bày diễn biến trải nghiệm

  • C.

    Chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể

  • D.

    Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ các bạn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Mở đầu bài nói, chúng ta cần chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể.

Câu 40 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

(1) năm; (2) hoa; (3) giá


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 11
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 12
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4