Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều


Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN

Đề bài

Câu 1 :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì ?

  • A.

    Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

  • B.

    Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

  • C.

    Nêu nhân vật có trong sự kiện

  • D.

    Cả ba phương án trên

Câu 2 :

Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

  • A.

    Lớn lên mua một chiếc xe

  • B.

    Trở thành tài xế lái xe

  • C.

    Tự làm một chiếc xe

  • D.

    Trở thành ông chủ bán xe

Câu 3 :

Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân chứng minh cho điều gì ?

Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.

Thực phẩm của Việt Nam giàu chất dinh dưỡng

Việt Nam là một đất nước giàu có

Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

Người Việt Nam yêu trẻ con

Câu 4 :

Biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Câu hỏi tu từ

  • D.

    So sánh

Câu 5 :

Mở đầu bài nói, chúng ta cần làm gì ?

  • A.

    Nêu lý do xuất hiện trải nghiệm

  • B.

    Trình bày diễn biến trải nghiệm

  • C.

    Chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể

  • D.

    Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ các bạn

Câu 6 :

Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?

  • A.

    Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa

  • B.

    Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa

  • C.

    Cuộc đời sóng gió của Hon-đa

  • D.

    Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng nhất.

Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước biển Đông

Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 8 :

“Khi kể về một kỉ niệm của bản thân, em không cần kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian. Sự việc nào đáng nhớ em nên kể trước”

Đúng
Sai
Câu 9 :

Thơ lục bát thường đi theo cặp, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 10 :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sức mạnh của thần linh

  • B.

    Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

  • C.

    Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

  • D.

    Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 11 :

Trong bài nói, chúng ta chỉ trình bày ý kiến, không được dùng tranh ảnh, sách báo, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

  • A.

    Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm

  • B.

    Thất bại là mẹ thành công

  • C.

    Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình

  • D.

    Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Câu 13 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

  • A.

    Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

  • B.

    Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.

  • C.

    Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Hon-đa chính là nhà sáng lập ra hãng xe Yamaha, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 15 :

Năm 2006, Giờ Trái Đất chính thức ra đời, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 16 :

Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì ?

Sự ra đời của Giờ Trái Đất
Diễn biến của Giờ Trái Đất
Liệt kê các nước tham gia Giờ Trái Đất
Câu 17 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và công ti Lê-ơ Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.

[…]

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

(Giờ Trái Đất – baodautu.vn)

  • A.

    Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

  • B.

    Khởi phát của giờ Trái Đất

  • C.

    Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

  • D.

    Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Câu 18 :

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Đất nước còn nhiều quân giặc mới

  • B.

    Đức Long Quân đòi lại gươm

  • C.

    Giặc Minh đã bị đánh đuổi

  • D.

    Giặc khác sang xâm lược

Câu 19 :

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 20 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 21 :

Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Kịch

Câu 22 :

Nội dung chính của bài ca dao sau:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

  • A.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • B.

    Suy ngẫm của người con về mẹ

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Tình cảm anh em trong gia đình

Câu 23 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể, em không cần bám sát các sự kiện chính của truyện.”

Đúng
Sai
Câu 24 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là phương thức tự sự. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 25 :

Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

  • A.

    Long Vương

  • B.

    Long Quân

  • C.

    Âu Cơ

  • D.

    Là một nhân vật khác

Câu 26 :

Trong bài nói, chúng ta chỉ trình bày ý kiến, không được dùng tranh ảnh, sách báo, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 27 :

Các thanh nào dưới đây được xếp vào thanh “trắc” ?

  • A.

    Tiếng có ngã, sắc, huyền và không dấu

  • B.

    Tiếng có dấu hỏi, sắc, huyền và không dấu

  • C.

    Tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, huyền

  • D.

    Tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng

Câu 28 :

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước được trích từ đâu?

  • A.

    Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

  • B.

    Người chiến sĩ

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Đất nước

Câu 29 :

Nội dung chính cuả bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • A.

    Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con

  • B.

    Tình yêu thương của mẹ dành cho con

  • C.

    Bài học về lao động sản xuất

  • D.

    Tình nghĩa vợ chồng

Câu 30 :

Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường đại học nào dưới đây?

  • A.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • B.

    Đại học Hà Nội

  • C.

    Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • D.

    Đại học Giáo dục

Câu 32 :

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện khát vọng hòa bình

  • B.

    Thể hiện ước mơ đổi đời

  • C.

    Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 33 :

Có mấy cách để bắt đầu vào bài nói?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 34 :

Văn bản Giờ Trái Đất được đăng tải trên baodautu.vn vào ngày nào?

  • A.

    29/3/2014

  • B.

    29/4/2014

  • C.

    29/3/2015

  • D.

    29/4/2015

Câu 35 :

Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói ?

Mở đầu bài nói

Nội dung chính của bài nói

Kết thúc bài nói

Câu 36 :

Hon-đa đã trải qua tuổi thơ sung sướng và đầy đủ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 37 :

Em hãy sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên để viết bài văn kể lại:

Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Câu 38 :

Tác phẩm nào dưới đây phù hợp với đề bài kể lại một truyện truyền thuyết?

  • A.

    Sự tích Hồ Gươm

  • B.

    Sọ Dừa

  • C.

    Tấm Cám

  • D.

    Thạch Sanh

Câu 39 :

Đề bài: “Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng .

Với đề bài này, em phải sử dụng ngôi kể nào?

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất xen với ngôi thứ ba

Câu 40 :

Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phù hợp với đề bài kể lại một truyện cổ tích?

  • A.

    Bánh chưng, bánh giày

  • B.

    Tấm Cám

  • C.

    Sọ Dừa

  • D.

    Cậu bé thông minh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì ?

  • A.

    Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

  • B.

    Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

  • C.

    Nêu nhân vật có trong sự kiện

  • D.

    Cả ba phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò giới thiệu tóm tắt về sự kiện.

Câu 2 :

Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

  • A.

    Lớn lên mua một chiếc xe

  • B.

    Trở thành tài xế lái xe

  • C.

    Tự làm một chiếc xe

  • D.

    Trở thành ông chủ bán xe

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hon-đa có ước mơ mong muốn sau này có thể tự làm một chiếc xe.

Câu 3 :

Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân chứng minh cho điều gì ?

Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.

Thực phẩm của Việt Nam giàu chất dinh dưỡng

Việt Nam là một đất nước giàu có

Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

Người Việt Nam yêu trẻ con

Đáp án

Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.

Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

Lời giải chi tiết :

Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân. → Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

Câu 4 :

Biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Câu hỏi tu từ

  • D.

    So sánh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh:

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Câu 5 :

Mở đầu bài nói, chúng ta cần làm gì ?

  • A.

    Nêu lý do xuất hiện trải nghiệm

  • B.

    Trình bày diễn biến trải nghiệm

  • C.

    Chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể

  • D.

    Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ các bạn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Mở đầu bài nói, chúng ta cần chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể.

Câu 6 :

Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?

  • A.

    Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa

  • B.

    Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa

  • C.

    Cuộc đời sóng gió của Hon-đa

  • D.

    Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng nhất.

Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước biển Đông

Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án

Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài ca dao

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

Câu 8 :

“Khi kể về một kỉ niệm của bản thân, em không cần kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian. Sự việc nào đáng nhớ em nên kể trước”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc.

Câu 9 :

Thơ lục bát thường đi theo cặp, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Thơ lục bát thường đi theo cặp lục - bát

Câu 10 :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sức mạnh của thần linh

  • B.

    Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

  • C.

    Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

  • D.

    Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ câu hỏi trên, suy nghĩ và chọn câu trả lời thích hợp

Lời giải chi tiết :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 11 :

Trong bài nói, chúng ta chỉ trình bày ý kiến, không được dùng tranh ảnh, sách báo, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tìm tư liệu liên quan đến bài nói sẽ trình bày (tranh, ảnh, sách, báo,... về hoạt động tham quan, du lịch).

Câu 12 :

Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

  • A.

    Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm

  • B.

    Thất bại là mẹ thành công

  • C.

    Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình

  • D.

    Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thất bại là mẹ thành công là câu tục ngữ Việt Nam.

Câu 13 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

  • A.

    Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

  • B.

    Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.

  • C.

    Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể:

- Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

- Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.

- Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

Câu 14 :

Hon-đa chính là nhà sáng lập ra hãng xe Yamaha, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông chính là nhà sáng lập ra hãng xe Honda

Câu 15 :

Năm 2006, Giờ Trái Đất chính thức ra đời, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Giờ Trái Đất chính thức ra đời vào năm 2005.

Câu 16 :

Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì ?

Sự ra đời của Giờ Trái Đất
Diễn biến của Giờ Trái Đất
Liệt kê các nước tham gia Giờ Trái Đất
Đáp án
Sự ra đời của Giờ Trái Đất
Phương pháp giải :

Em đọc kĩ tiêu đề

Lời giải chi tiết :

Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện sự ra đời của Giờ Trái Đất

Câu 17 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và công ti Lê-ơ Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.

[…]

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

(Giờ Trái Đất – baodautu.vn)

  • A.

    Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

  • B.

    Khởi phát của giờ Trái Đất

  • C.

    Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

  • D.

    Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

Câu 18 :

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Đất nước còn nhiều quân giặc mới

  • B.

    Đức Long Quân đòi lại gươm

  • C.

    Giặc Minh đã bị đánh đuổi

  • D.

    Giặc khác sang xâm lược

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh giặc Minh đã bị đánh đuổi

Câu 19 :

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Câu 20 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở bài: giới thiệu/ nêu lí do kể chuyện

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.

Câu 21 :

Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại hồi kí

Câu 22 :

Nội dung chính của bài ca dao sau:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

  • A.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • B.

    Suy ngẫm của người con về mẹ

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Tình cảm anh em trong gia đình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Tình cảm anh em trong gia đình

Câu 23 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể, em không cần bám sát các sự kiện chính của truyện.”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại định hướng kể lại một câu truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi kể, em cần bám sát các sự kiến chính của truyện, nhưng cũng có thể sáng tạo thêm các chi tiết, hình ảnh, kết thúc truyện,…

Câu 24 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là phương thức tự sự. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 25 :

Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

  • A.

    Long Vương

  • B.

    Long Quân

  • C.

    Âu Cơ

  • D.

    Là một nhân vật khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phần Tóm tắt

Lời giải chi tiết :

Đức Long Quân là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

Câu 26 :

Trong bài nói, chúng ta chỉ trình bày ý kiến, không được dùng tranh ảnh, sách báo, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tìm tư liệu liên quan đến bài nói sẽ trình bày (tranh, ảnh, sách, báo,... về hoạt động tham quan, du lịch).

Câu 27 :

Các thanh nào dưới đây được xếp vào thanh “trắc” ?

  • A.

    Tiếng có ngã, sắc, huyền và không dấu

  • B.

    Tiếng có dấu hỏi, sắc, huyền và không dấu

  • C.

    Tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, huyền

  • D.

    Tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần đặc điểm thơ lục bát

Lời giải chi tiết :

Tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng; kí hiệu là T).

Câu 28 :

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước được trích từ đâu?

  • A.

    Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

  • B.

    Người chiến sĩ

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Đất nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

Câu 29 :

Nội dung chính cuả bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • A.

    Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con

  • B.

    Tình yêu thương của mẹ dành cho con

  • C.

    Bài học về lao động sản xuất

  • D.

    Tình nghĩa vợ chồng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con

Câu 30 :

Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em tìm hiểu về nhân vật Thánh Gióng

Lời giải chi tiết :

Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một anh hùng dân tộc, Thánh Gióng không phải là nhà văn.

Câu 31 :

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường đại học nào dưới đây?

  • A.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • B.

    Đại học Hà Nội

  • C.

    Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • D.

    Đại học Giáo dục

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 32 :

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện khát vọng hòa bình

  • B.

    Thể hiện ước mơ đổi đời

  • C.

    Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết :

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thể hiện khát vọng hòa bình, đánh tan giặc ngoại xâm

Câu 33 :

Có mấy cách để bắt đầu vào bài nói?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại các cách vào bài đã học

Lời giải chi tiết :

Có hai cách vào bài nói:

- Cách 1: vào bài trực tiếp

- Cách 2: vào bài gián tiếp

=> Cách vào bài gián tiếp sẽ hấp dẫn hơn.

Câu 34 :

Văn bản Giờ Trái Đất được đăng tải trên baodautu.vn vào ngày nào?

  • A.

    29/3/2014

  • B.

    29/4/2014

  • C.

    29/3/2015

  • D.

    29/4/2015

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Giờ Trái Đất

Lời giải chi tiết :

Ngày đăng tải: 29/3/2014

Câu 35 :

Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói ?

Mở đầu bài nói

Nội dung chính của bài nói

Kết thúc bài nói

Đáp án

Nội dung chính của bài nói

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Đó là phần được kể trong nội dung chính của bài nói.

Câu 36 :

Hon-đa đã trải qua tuổi thơ sung sướng và đầy đủ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Thời thơ ấu của Hon-đa khá vất vả khi cậu phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình.

Câu 37 :

Em hãy sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên để viết bài văn kể lại:

Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Đáp án

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Phương pháp giải :

Em xem lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

- Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

- Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

- Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Câu 38 :

Tác phẩm nào dưới đây phù hợp với đề bài kể lại một truyện truyền thuyết?

  • A.

    Sự tích Hồ Gươm

  • B.

    Sọ Dừa

  • C.

    Tấm Cám

  • D.

    Thạch Sanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại thể loại các tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm phù hợp: Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

Câu 39 :

Đề bài: “Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng .

Với đề bài này, em phải sử dụng ngôi kể nào?

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất xen với ngôi thứ ba

Đáp án

Ngôi thứ nhất

Phương pháp giải :

Em xem lại đề bài yêu cầu và lựa chọn ngôi kể phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Với đề bài trên, em sử dụng ngôi kể thứ nhất.

Câu 40 :

Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phù hợp với đề bài kể lại một truyện cổ tích?

  • A.

    Bánh chưng, bánh giày

  • B.

    Tấm Cám

  • C.

    Sọ Dừa

  • D.

    Cậu bé thông minh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại thể loại của các văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 6