Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3 TN
Đề bài
Nghĩa từ "canh gà" trong bài ca dao số 1 của Chùm ca dao về quê hương, đất nước là gì?
-
A.
Chỉ tiếng gà báo canh.
-
B.
Chỉ ban đêm.
-
C.
Chỉ đặc sản bát canh gà.
-
D.
Chỉ một hành động trông coi.
Tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn trích từ chương nào của tiểu thuyết Hoàng tử bé ?
-
A.
XIX
-
B.
XX
-
C.
XXI
-
D.
XXII
Đâu là nhận xét đúng về từ đồng âm?
-
A.
Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
-
B.
Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
-
C.
Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh
-
D.
Là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển
Văn bản sau thuộc loại nào?
Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Ca dao
Dân ca
Thể thơ của tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi là:
-
A.
6 chữ
-
B.
8 chữ
-
C.
lục bát
-
D.
tự do
Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã có cảm xúc thế nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới ?
Chọn đáp án không đúng.
-
A.
Hứng thú
-
B.
Tim đập mạnh
-
C.
Đau khổ
-
D.
Xúc động
Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?
Đáp án nào dưới đây không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?
-
A.
Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
-
B.
Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
-
C.
Thông báo câu đã kết thúc.
-
D.
Tách các vế câu ghép.
Bài thơ Cây tre Việt Nam có bố cục mấy phần?
-
A.
Hai phần
-
B.
Ba phần
-
C.
Bốn phần
-
D.
Năm phần
Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" , tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
-
A.
Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc
-
B.
Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế
-
C.
Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới
-
D.
Cần biết ơn các thế hệ đi trước
Em hãy sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát:
Khẳng định lại cảm xúc về một bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề)
Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ
Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?
-
A.
Có bốn loại hoán dụ
-
B.
Có năm loại hoán dụ
-
C.
Có sáu loại hoán dụ
-
D.
Có bảy loại hoán dụ
Theo quy định trong thơ lục bát, tiếng thứ 4 trong bài là thanh:
Thanh bằng
Thanh trắc
Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?
-
A.
Tự tin, dũng cảm
-
B.
Tự phụ, kiêu căng
-
C.
Khệnh khạng, xem thường mọi người
-
D.
Hung hăng, xốc nổi
Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào ?
-
A.
Ở hiền gặp lành
-
B.
Thương người như thể thương thân
-
C.
Uống nước nhớ nguồn
-
D.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Để chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến , chúng ta nên chuẩn bị :
Dàn ý bài nói
Tivi to
Sách và vở đẹp
Tranh ảnh liên quan
Bài hát liên quan
Vấn đề được tác giả nêu lên trong bài thơ Bắt nạt là gì?
-
A.
Vấn đề giúp đỡ người khác trong đời sống.
-
B.
Vấn đề đoàn kết trong lớp học
-
C.
Vấn đề làm sao để có một tình bạn đẹp.
-
D.
Vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.
Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?
Đâu là đặc điểm của từ đồng âm?
Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau
Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nha
Trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác
Không nên tập luyện kĩ trước khi nói, vì như thế sẽ mất đi sự tự nhiên khi trình bày bài nói trước lớp, đúng hay sai ?
Nội dung sau về bài thơ Cửu Long giang ta ơi đúng hay sai?
“Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ”
Nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản Cô Tô là gì?
-
A.
Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ
-
B.
Các hình ảnh giàu trí tưởng tượng
-
C.
Ngôn ngữ điêu luyện
-
D.
Tất cả các phương án trên
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?
-
A.
Trái tim sinh nở
-
B.
Bài thơ không năm tháng
-
C.
Danh ca của đất
-
D.
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân
Theo bài thơ Bắt nạt , đối tượng nào “không cần bắt nạt”?
-
A.
Học sinh
-
B.
Thầy cô giáo
-
C.
Cha mẹ
-
D.
Tất cả mọi người
Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của dàn ý bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:
Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy
Điều gì đã xảy ra?
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
Từ đồng âm là gì?
-
A.
Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
-
B.
Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Cách gieo vần của một bài thơ lục bát như thế nào?
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ tám của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.
Cửu Long Giang được hiểu là?
-
A.
Tên một vị anh hùng
-
B.
Tên một miền đất
-
C.
Tên một dòng sông
-
D.
Tên một môn học
Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Tuân?
-
A.
Vang bóng một thời
-
B.
Tùy bút sông Đà
-
C.
Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi
-
D.
Dế mèn phiêu lưu kí
Trong bài thơ Bắt nạt , tác giả đã đứng về phe những người đi bắt nạt người khác, đúng hay sai ?
Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?
-
A.
Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
-
B.
Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
-
C.
Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
-
D.
Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.
Tre gắn bó với con người trong những lĩnh vực nào?
-
A.
Lao động, sản xuất
-
B.
Chiến đấu
-
C.
Học tập
-
D.
Đáp án A và B
Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về quê hương, đất nước?
-
A.
Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình
-
B.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
-
C.
Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.
-
D.
Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
Một cặp lục bát bao gồm:
Hai dòng 6 tiếng
Hai dòng 8 tiếng
Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng
Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn là phương thức nào?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào?
-
A.
Huế.
-
B.
Ninh Bình.
-
C.
Thăng Long.
-
D.
Lạng Sơn.
Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?
-
A.
Sung sướng và đủ đầy
-
B.
Tràn ngập tình yêu thương
-
C.
Bất hạnh
-
D.
Tất cả các phương án trên
Nội dung sau đúng hay sai?
“Khi đọc, thời gian ngắt hơi của dấu phẩy bằng thời gian ngắt hơi dấu chấm”.
Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
-
A.
Miêu tả ngôi nhà của em
-
B.
Tả khu vườn buổi sớm
-
C.
Tả đêm hội trăng rằng
-
D.
Cảm nghĩ về người thầy
Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
-
A.
Một người thân của em
-
B.
Cảnh chợ cá bên bờ biển
-
C.
Ngày tết trung thu ở quê em
-
D.
Cảnh thu hoạch lúa
Lời giải và đáp án
Nghĩa từ "canh gà" trong bài ca dao số 1 của Chùm ca dao về quê hương, đất nước là gì?
-
A.
Chỉ tiếng gà báo canh.
-
B.
Chỉ ban đêm.
-
C.
Chỉ đặc sản bát canh gà.
-
D.
Chỉ một hành động trông coi.
Đáp án : A
Thời gian: canh gà. → Đơn vị tính thời gian ban đêm của người xưa.
Tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn trích từ chương nào của tiểu thuyết Hoàng tử bé ?
-
A.
XIX
-
B.
XX
-
C.
XXI
-
D.
XXII
Đáp án : C
Em xem lại phần tìm hiểu chung
Tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn trích từ chương XXI của tiểu thuyết Hoàng tử bé.
Đâu là nhận xét đúng về từ đồng âm?
-
A.
Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
-
B.
Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
-
C.
Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh
-
D.
Là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển
Đáp án : A
Từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
Văn bản sau thuộc loại nào?
Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Ca dao
Dân ca
Ca dao
Dân ca
Em xem lại thể thơ và nội dung
Văn bản trên là một bài ca dao. Bài ca dao mượn lời kêu của “con cò” để nói về phẩm chất của người lao động.
Thể thơ của tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi là:
-
A.
6 chữ
-
B.
8 chữ
-
C.
lục bát
-
D.
tự do
Đáp án : D
Em xem lại số tiếng trong câu thơ và số câu trong bài thơ
Thể thơ: tự do
Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã có cảm xúc thế nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới ?
Chọn đáp án không đúng.
-
A.
Hứng thú
-
B.
Tim đập mạnh
-
C.
Đau khổ
-
D.
Xúc động
Đáp án : C
Đau khổ không phải là cảm xúc của cậu bé
Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?
Tác phẩm Những ngày thơ ấu chính là hồi ức về tuổi thơ của tác giả
Đáp án nào dưới đây không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?
-
A.
Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
-
B.
Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
-
C.
Thông báo câu đã kết thúc.
-
D.
Tách các vế câu ghép.
Đáp án : C
Dấu phẩy có những công dụng sau:
- Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
- Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
- Tách các vế câu ghép.
- Tạo nhịp điệu cho câu
Bài thơ Cây tre Việt Nam có bố cục mấy phần?
-
A.
Hai phần
-
B.
Ba phần
-
C.
Bốn phần
-
D.
Năm phần
Đáp án : C
Bài thơ Cây tre Việt Nam có bố cục 4 phần
Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" , tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
-
A.
Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc
-
B.
Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế
-
C.
Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới
-
D.
Cần biết ơn các thế hệ đi trước
Đáp án : A
Em đọc kĩ câu thơ và chọn đáp án đúng nhất
Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
Em hãy sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát:
Khẳng định lại cảm xúc về một bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề)
Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ
Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề)
Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ
Khẳng định lại cảm xúc về một bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Sắp xếp:
- Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề)
- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ
- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về một bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?
-
A.
Có bốn loại hoán dụ
-
B.
Có năm loại hoán dụ
-
C.
Có sáu loại hoán dụ
-
D.
Có bảy loại hoán dụ
Đáp án : A
Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng
Theo quy định trong thơ lục bát, tiếng thứ 4 trong bài là thanh:
Thanh bằng
Thanh trắc
Thanh bằng
Thanh trắc
Theo quy định trong thơ lục bát, tiếng thứ 4 trong bài là thanh trắc.
Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?
-
A.
Tự tin, dũng cảm
-
B.
Tự phụ, kiêu căng
-
C.
Khệnh khạng, xem thường mọi người
-
D.
Hung hăng, xốc nổi
Đáp án : B
Tự phụ, kiêu căng là tính cách của Dế Mèn được thể hiện qua đoạn trích.
Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào ?
-
A.
Ở hiền gặp lành
-
B.
Thương người như thể thương thân
-
C.
Uống nước nhớ nguồn
-
D.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Đáp án : B
Em đọc lại ý thơ và nhớ lại ý nghĩa của các câu tục ngữ đã cho.
Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
Để chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến , chúng ta nên chuẩn bị :
Dàn ý bài nói
Tivi to
Sách và vở đẹp
Tranh ảnh liên quan
Bài hát liên quan
Dàn ý bài nói
Tranh ảnh liên quan
Bài hát liên quan
Chuẩn bị dàn ý, tranh ảnh, bài hát,... về nơi mình chia sẻ để minh họa cho bài trình bày (nếu có)
Vấn đề được tác giả nêu lên trong bài thơ Bắt nạt là gì?
-
A.
Vấn đề giúp đỡ người khác trong đời sống.
-
B.
Vấn đề đoàn kết trong lớp học
-
C.
Vấn đề làm sao để có một tình bạn đẹp.
-
D.
Vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.
Đáp án : D
Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.
Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?
Ví dụ:
Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).
Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (nghĩa chuyển: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).
-> Hai nghĩa có liên quan đến nhau.
=> Nhận định trên là đúng.
Đâu là đặc điểm của từ đồng âm?
Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau
Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nha
Trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác
Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau
Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển
Đặc điểm của từ đồng âm:
- Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau
- Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển
Không nên tập luyện kĩ trước khi nói, vì như thế sẽ mất đi sự tự nhiên khi trình bày bài nói trước lớp, đúng hay sai ?
Để trình bày tốt, em hãy tập luyện trước vì như thế bài nói mới thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Nội dung sau về bài thơ Cửu Long giang ta ơi đúng hay sai?
“Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ”
- Đúng
- Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản Cô Tô là gì?
-
A.
Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ
-
B.
Các hình ảnh giàu trí tưởng tượng
-
C.
Ngôn ngữ điêu luyện
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : D
Các phương án trên đều nói về đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?
-
A.
Trái tim sinh nở
-
B.
Bài thơ không năm tháng
-
C.
Danh ca của đất
-
D.
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân
Đáp án : D
Em xem lại sự nghiệp văn học
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân – Phan Trọng Luận.
Theo bài thơ Bắt nạt , đối tượng nào “không cần bắt nạt”?
-
A.
Học sinh
-
B.
Thầy cô giáo
-
C.
Cha mẹ
-
D.
Tất cả mọi người
Đáp án : D
Em xem lại nội dung phần Nêu vấn đề.
" Bất cứ ai đều không cần bắt nạt" chính là lời khẳng định của tác giả.
Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của dàn ý bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:
Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy
Điều gì đã xảy ra?
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
Điều gì đã xảy ra?
Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy
Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
Thứ tự:
- Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
- Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
- Điều gì đã xảy ra?
- Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy?
- Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
Từ đồng âm là gì?
-
A.
Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
-
B.
Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : A
Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Cách gieo vần của một bài thơ lục bát như thế nào?
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ tám của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.
Gieo vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.
Cửu Long Giang được hiểu là?
-
A.
Tên một vị anh hùng
-
B.
Tên một miền đất
-
C.
Tên một dòng sông
-
D.
Tên một môn học
Đáp án : C
Em đọc kĩ tiêu đề
Cửu Long Giang được hiểu là dòng sông Cửu Long.
Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Tuân?
-
A.
Vang bóng một thời
-
B.
Tùy bút sông Đà
-
C.
Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi
-
D.
Dế mèn phiêu lưu kí
Đáp án : D
Nhớ lại các văn bản
Dế mèn phiêu lưu kí là sáng tác của Tô Hoài
Trong bài thơ Bắt nạt , tác giả đã đứng về phe những người đi bắt nạt người khác, đúng hay sai ?
Em xem lại phần gợi ý những việc làm tốt
Tác giả đứng về phe kẻ yếu và lên án phản đối người đi bắt nạt bạn bè.
Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?
-
A.
Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
-
B.
Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
-
C.
Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
-
D.
Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.
Đáp án : A
Đọc kĩ câu văn
Câu văn gợi cho người đọc về không gian mênh mông, rộng lớn của dòng sông Năm Căn
Tre gắn bó với con người trong những lĩnh vực nào?
-
A.
Lao động, sản xuất
-
B.
Chiến đấu
-
C.
Học tập
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
Tre gắn bó với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu
Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về quê hương, đất nước?
-
A.
Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình
-
B.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
-
C.
Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.
-
D.
Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
Đáp án : B
Em xem lại giá trị nội dung
Biện pháp nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình
- Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.
- Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
Một cặp lục bát bao gồm:
Hai dòng 6 tiếng
Hai dòng 8 tiếng
Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng
Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng
Em xem lại các bài thơ lục bát đã học
Một cặp lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).
Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn là phương thức nào?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Đáp án : A
Em xem lại phần tìm hiểu chung
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào?
-
A.
Huế.
-
B.
Ninh Bình.
-
C.
Thăng Long.
-
D.
Lạng Sơn.
Đáp án : D
Bài ca dao thứ hai nói về bức tranh vùng Lạng Sơn.
Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?
-
A.
Sung sướng và đủ đầy
-
B.
Tràn ngập tình yêu thương
-
C.
Bất hạnh
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : C
Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Khi đọc, thời gian ngắt hơi của dấu phẩy bằng thời gian ngắt hơi dấu chấm”.
- Sai
- Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm).
Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
-
A.
Miêu tả ngôi nhà của em
-
B.
Tả khu vườn buổi sớm
-
C.
Tả đêm hội trăng rằng
-
D.
Cảm nghĩ về người thầy
Đáp án : C
Em xem lại khái niệm
Đề tài phù hợp: Tả đêm hội trăng rằng
Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
-
A.
Một người thân của em
-
B.
Cảnh chợ cá bên bờ biển
-
C.
Ngày tết trung thu ở quê em
-
D.
Cảnh thu hoạch lúa
Đáp án : A
Em xem lại khái niệm
- Đề tài phù hợp:
+ Cảnh chợ cá bên bờ biển
+ Ngày tết trung thu ở quê em
+ Cảnh thu hoạch lúa