Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5
Tải vềĐọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
(Trích Hang Én, Hà My, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên giúp em khám phá được hình ảnh nào?
A. Sự chăm sóc của con người dành cho gia đình én.
B. Cuộc du ngoạn của khách tới thăm hang Én.
C. Cuộc sống của chim én trong hang.
D. Sự sống của con người và én trong hang.
Câu 2. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì?
A. Loài én cũng có cuộc đời như những con vật khác.
B. Loài én cũng có đời sống như con người.
C. Hãy trân trọng cuộc đời của loài chim én.
D. Loài én cũng cần sự tự do trong cuộc đời của mình.
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra rang chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,…” có tác dụng gì?
A. Giúp người đọc hình dung được cảnh sinh sống của loài én.
B. Tái hiện sinh động cuộc sống tấp nập của gia đình loài én.
C. Thể hiện khả năng dùng từ ngữ linh hoạt của tác giả.
D. Cả 3 phương án A, B và C.
Câu 4. Việc đến khám phá những nơi xa sẽ mở rộng tầm hiểu biết cho chúng ta. Theo em, hành trình đó còn đánh thức những điều gì ở con người?
A. Sự hiểu biết về loài én
B. Giúp tinh thần sảng khoái
C. Tinh thần trách nhiệm với công việc hằng ngày
D. Tình yêu thiên nhiên, đất nước và sự trân trọng những giá trị của cuộc sống
Câu 5 (1.0 điểm): Hãy nêu hiểu biết của em về thể loại du kí? Nêu tên một tác phẩm khác Hang Én) có cùng thể loại đó.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người. Trong văn bản Hang Én, tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình về cuộc sống hoang dã của loài én. Theo em, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (5.0 điểm): Trong văn bản Hang Én, tác giả đã viết về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những con người mình đã gặp gỡ. Cuộc sống thật phong phú biết bao. Em hãy quan sát và miêu tả lại một khung cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi của mình.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm):
Đoạn văn trên giúp em khám phá được hình ảnh nào? A. Sự chăm sóc của con người dành cho gia đình én. B. Cuộc du ngoạn của khách tới thăm hang Én. C. Cuộc sống của chim én trong hang. D. Sự sống của con người và én trong hang. |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm):
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì? A. Loài én cũng có cuộc đời như những con vật khác. B. Loài én cũng có đời sống như con người. C. Hãy trân trọng cuộc đời của loài chim én. D. Loài én cũng cần sự tự do trong cuộc đời của mình. |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.5 điểm):
Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra rang chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,…” có tác dụng gì? A. Giúp người đọc hình dung được cảnh sinh sống của loài én. B. Tái hiện sinh động cuộc sống tấp nập của gia đình loài én. C. Thể hiện khả năng dùng từ ngữ linh hoạt của tác giả. D. Cả 3 phương án A, B và C. |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm):
Việc đến khám phá những nơi xa sẽ mở rộng tầm hiểu biết cho chúng ta. Theo em, hành trình đó còn đánh thức những điều gì ở con người? A. Sự hiểu biết về loài én B. Giúp tinh thần sảng khoái C. Tinh thần trách nhiệm với công việc hằng ngày D. Tình yêu thiên nhiên, đất nước và sự trân trọng những giá trị của cuộc sống |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 5 (1 điểm):
Hãy nêu hiểu biết của em về thể loại du kí? Nêu tên một tác phẩm khác Hang Én) có cùng thể loại đó. |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
- Du kí là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới một vùng đất, xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy, tai nghe trong hành trình của mình.
- Văn bản cùng thể loại: Cô Tô.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người. Trong văn bản Hang Én, tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình về cuộc sống hoang dã của loài én. Theo em, điều đó có ý nghĩa như thế nào? |
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của bản thân em
Lời giải chi tiết:
- Cách viết của tác giả khiến bạn đọc ấn tượng, thích thú, hình dung được cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên kì bí, sinh động và phong phú ở hang Én.
- Mở rộng vốn hiểu biết, khả năng tìm tòi, khám phá cho mỗi người.
- Khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã,...
- Khơi dậy trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước,... Cách chia sẻ ấy không làm chúng ta sợ hãi và sống xa thiên nhiên mà khơi gợi trong ta sự hứng thú muốn khám phá thiên nhiên quanh mình.
Câu 2 (5 điểm):
Trong văn bản Hang Én, tác giả đã viết về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những con người mình đã gặp gỡ. Cuộc sống thật phong phú biết bao. Em hãy quan sát và miêu tả lại một khung cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi của mình |
Phương pháp giải:
- Mở bài: Giới thiệu được cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi.
- Thân bài:
+ Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính,...).
+ Tả những hoạt động, cách sinh hoạt của con người, con vật nơi đó.
+ Dùng từ ngữ phù hợp, các hình ảnh so sánh, nhân hoá để miêu tả những cảnh ấn tượng trong chuyến trải nghiệm.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về khung cảnh em được trải nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Chuyến thăm quan do trường tổ chức năm vừa rồi chúng em đã được tới thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân. Viện bảo tàng những “chiến sĩ thép” có khuôn viên rộng và đẹp nằm ngay trên con đường Trường Chinh, đường tàu bay, không mấy xa lạ với nhiều chiến sĩ lão thành.
Từ ngoài cổng, chúng em đã có thể thấy một tòa nhà rất lớn với hàng chục bậc thềm lát đá dẫn lên sảnh trưng bày hiện vật chính trong nhà. Căn bảo tàng có kiến trúc hiện đại mà cũng rất cứng cáp với những cột trụ lớn ngay phía mặt tiền, tất cả không gian đó khiến chúng em không nhũng choáng ngợp bởi những chiến tích lịch sử oai hùng được tìm hiểu ở nơi đây mà còn thấy mình bé nhỏ trước một không gian cũng thật rộng lớn.
Bảo tàng có một không gian trưng bày ngoài sân rất rộng, đây là nơi chúng em có thể tận tay sờ vào những chiếc máy bay đã từng tung hoành trên bầu trời và làm quân xâm lược phải khiếp sợ. Từ những chiếc F11, MIC, trực thăng... cho tới những bệ pháo cao xạ... tất cả đều gợi nhớ lại một thời oanh liệt nhưng cũng rất đau thương. Em thích nhất chiếc Mic nhanh nhẹn mặc dù không đồ sộ như B52 của địch nhưng đã làm kẻ thù phải khiếp sợ. Mỗi chiếc máy bay đều có những câu chuyện của riêng mình, những chiến công đã được các cô các chú sĩ quan trong bảo tàng ghi lại tóm tắt trong một tấm bảng giới thiệu ngay phía bên dưới, nhưng dù có nói bao nhiêu cũng không thể đủ! Ai có thể hình dung được bộ đội ta chỉ ngồi trên mâm pháo do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ đã lạc hậu mà nhờ mưu trí, sáng tạo, nhạy bén đã tính toán chính xác tọa độ để bắn rơi không biết bao nhiêu máy bay tối tân của địch khiến chúng tới giờ vẫn đi tìm câu trả lời.
Qua một vòng tham quan ngoài trời, chúng em quay trở vào khu nhà lớn và được cò hướng dẫn viên đưa tới tham quan một bức tượng nữ chiến sĩ đang giương cao khẩu súng ngắm bắn máy bay giặc, em cảm thấy một không khí trang nghiêm lạ thường, chưa hết ngạc nhiên này lại tới ngạc nhiên khác, chúng em được giới thiệu những bửc ảnh đen trắng ghi lại những cảnh tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta khi xưa, những hố bom hay những nơi chôn xác B52 của kẻ thù... Chúng em được tận mắt thấy các loại súng, vũ khí, đạn dược chiến sĩ ta từng dùng trong các trận đánh và làm nên chiến thắng. Trạm dừng chân cuối cùng là khu mô hình, chúng em được xem mô phỏng trận địa của một trận đánh, với cả sơ đồ, âm thanh và hình ảnh, tất cả như mới chỉ hôm qua vậy mà đã mấy chục năm gói lại.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ nghe kể qua những giờ học Lịch sử quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích đó mới thấy những con người Việt Nam anh dũng thế nào và giúp chúng em bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải nghiệm.