Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 7 — Không quảng cáo

Đề thi văn 6, đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 1 Văn 6 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 7

Tải về

Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

“Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí…”

( Gió lạnh đầu mùa , Ngữ văn 6 Tập 1, NXBGD, Hà Nội 2021)

Câu 1: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả nào?

A. Tô Hoài

B. Thạch Lam

C. Tạ Duy Anh

D. Mai Văn Phấn

Câu 2: “Ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí …” thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan?

A. Tốt bụng, có tấm lòng biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Cao thượng, muốn ban phát sự giúp đỡ cho người khác

C. Thích khoe khoang, tỏ ra là nhà mình giàu có.

D. Chẳng thể hiện tính cách gì vì hai nhân vật đang còn rất nhỏ.

Câu 3: Trong câu: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.” sử dụng mấy cụm tính từ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Thông qua suy nghĩ của Sơn, em có thể hình dung ra điều gì về cuộc sống của những người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Họ có một cuộc sống đầy đủ

B. Họ có cuộc sống tạm ổn.

C. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng cũng không đủ ăn, đủ mặc.

D. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Theo em việc Lan và Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? vì sao?

Câu 2 (1 điểm): Sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ được thể hiện rõ qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Em hãy tìm 2 câu ca dao hoặc tục ngữ viết về chủ đề trên?

Câu 3 (5 điểm): Từ truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả nào?

A. Tô Hoài

B. Thạch Lam

C. Tạ Duy Anh

D. Mai Văn Phấn

Phương pháp giải:

Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm):

“Ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí …” thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan?

A. Tốt bụng, có tấm lòng biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Cao thượng, muốn ban phát sự giúp đỡ cho người khác

C. Thích khoe khoang, tỏ ra là nhà mình giàu có.

D. Chẳng thể hiện tính cách gì vì hai nhân vật đang còn rất nhỏ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, dựa vào ngữ cảnh

Lời giải chi tiết:

“Ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí …” thể hiện tính cách của Sơn và Lan: Tốt bụng, có tấm lòng biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm):

Trong câu: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.” sử dụng mấy cụm tính từ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cụm tính từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm):

Thông qua suy nghĩ của Sơn, em có thể hình dung ra điều gì về cuộc sống của những người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Họ có một cuộc sống đầy đủ

B. Họ có cuộc sống tạm ổn.

C. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng cũng không đủ ăn, đủ mặc.

D. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Thông qua suy nghĩ của Sơn, cuộc sống của những người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945: Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng cũng không đủ ăn, đủ mặc.

=> Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phần II (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Theo em việc Lan và Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? vì sao?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho nhười khác.

Câu 2 (1 điểm):

Sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ được thể hiện rõ qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Em hãy tìm 2 câu ca dao hoặc tục ngữ viết về chủ đề trên?

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

Câu 3 (5 điểm):

Từ truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Trong “Gió lạnh đầu mùa”, Lan được khắc họa trong truyện là một cô bé đảm đang, tháo vát. Lan dậy từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc…Không chỉ vậy, cô bé còn là một người giàu tình yêu thương. Đối với em trai, cô bé hết mực yêu thương: là người gọi em dậy mỗi buổi sớm, an ủi động viên em... Còn với trẻ con trong xóm, Lan luôn hòa đồng và thân thiết. Khi nhìn thấy Hiên đứng ở xa mà không đến chơi cùng, Lan đã gọi Hiên lại, hỏi thăm rất chân thành. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 9
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 11
Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 12