Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3 TN

Đề bài

Câu 1 :

Yêu cầu nào không phù hợp với biên bản?

  • A.

    Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

  • B.

    Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan

  • C.

    Lời văn ngắn gọn, chính xác

  • D.

    Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Câu 2 :

Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Văn bản nghị luận

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Văn bản thông tin

  • D.

    Kịch

Câu 3 :

Theo văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, hiện nay có bao nhiêu loài sinh vật trên Trái Đất?

  • A.

    > 10 000 000.

  • B.

    > 1 000 000

  • C.

    > 3 000 000.

  • D.

    > 4 000 000.

Câu 4 :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hát thờ diễn ra ở đền nào?

Đền Thượng

Đền Mẫu

Câu 5 :

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

  • B.

    Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

  • C.

    Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

  • D.

    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 6 :

Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống đã nêu lên những thông tin gì của Trái Đất?

  • A.

    Văn học, lịch sử, địa lý

  • B.

    Lịch sử, địa lý, hóa học

  • C.

    Khoa học, địa lý, sinh học

  • D.

    Lịch sử, hóa học, vật lý

Câu 7 :

Nghệ thuật được sử dụng trong Ai ơi mồng 9 tháng 4 là gì

  • A.

    Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng

  • B.

    Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động

  • C.

    Sử dụng thành công biện pháp ước lệ tượng trưng

  • D.

    Giọng điệu thiết tha, nhiều cảm xúc

Câu 8 :

Khi nêu giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Điều kiện và khả năng thực hiện

  • B.

    Quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề

  • C.

    Phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 9 :

Ai là tác giả văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống ?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Văn Quang, Văn Tuyên

  • D.

    Hồ Thanh Trang

Câu 10 :

Trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? , từ “quần xã” được hiểu là gì?

  • A.

    Tập hợp tất cả muôn loài trên Trái Đất từ trước đến nay

  • B.

    Tập hợp các sinh vật cùng sống trong một khu vực và thời gian nhất định

  • C.

    Một xã hội phát triển

  • D.

    Tập hợp muôn loài, trừ loài người

Câu 11 :

Trong bài thơ Trái Đất, thái độ tác giả đối với những kẻ hủy hoại Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Căm phẫn

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Câu 12 :

Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc thể loại nào?

  • A.

    Văn bản nghị luận

  • B.

    Văn bản thông tin

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Truyện ngắn

Câu 13 :

Việc viết bài văn trình bày ý kiến từ một cuốn sách áp dụng với thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Kịch

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 14 :

Đề bài nào dưới đây phù hợp với đề bài thuyết minh thuật lại một sự kiện?

  • A.

    Miêu tả vua Hùng theo trí tưởng tượng của em

  • B.

    Thuyết minh lại lễ hội đền Hùng

  • C.

    Kể lại sự việc vua Hùng kén rể

  • D.

    Cả ba phương án trên

Câu 15 :

Con người có tác động như thế nào đối với Trái Đất?

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Cả hai phương án trên

Câu 16 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Nói và nghe

Chuẩn bị

Câu 17 :

Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

  • B.

    Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

  • C.

    Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

  • D.

    Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Câu 18 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Bánh chưng bánh giày theo đúng trình tự văn bản tóm tắt.

Lang Liêu được thần báo mộng

Vua Hùng ra lời thách đố chọn người nối ngôi

Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua

Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy

Lang Liêu dâng bánh lên lễ Tiên Vương

Câu 19 :

Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

  • A.

    Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp

  • B.

    Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại

  • C.

    Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu

  • D.

    Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh

Câu 20 :

Ý nào dưới đây không được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống ?

  • A.

    Rừng bị thu hẹp lại

  • B.

    Đại dương bị khai thác quá mức

  • C.

    Dân số ngày càng đông đúc

  • D.

    Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ

Câu 21 :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

  • A.

    Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

  • B.

    Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

  • C.

    Theo tôi, ý... chưa hợp lí. Bởi vì...

  • D.

    Cả 3 mẫu câu trên

Câu 22 :

Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản?

  • A.

    Tóm tắt đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

  • B.

    Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

  • C.

    Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản

  • D.

    Thể hiện được nội dung chi tiết của văn bản.

Câu 23 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 24 :

Trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? , loài nào có tác động mạnh mẽ nhất đến sự sống của muôn loài?

  • A.

    Sư tử

  • B.

    Hổ

  • C.

    Khỉ

  • D.

    Loài người

Câu 25 :

Ai là tác giả văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? ?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Văn Quang, Văn Tuyên

  • D.

    Ngọc Phú

Câu 26 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 27 :

Đâu không phải là sáng tác của Gam-da-tốp?

  • A.

    Năm tôi sinh

  • B.

    Mùa xuân Đa-ghe-xtan

  • C.

    Trái tim tôi trên núi

  • D.

    Mùa lá rụng

Câu 28 :

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề gợi ra từ cuốn sách, có cần bộc lộ cảm xúc và thái độ bản thân không?

Không

Câu 29 :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, mẹ của Gióng được thờ ở đâu?

Đền Mẫu

Đền Thượng

Câu 30 :

Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 32 :

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề gợi ra từ cuốn sách, không cần tìm tư liệu liên quan đến bài nói

Đúng
Sai
Câu 33 :

Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? có mấy phần chính?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 34 :

Mục đích của việc viết biên bản là gì?

  • A.

    Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

  • B.

    Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết

  • C.

    Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan

  • D.

    Thông báo cho nhiều người được biết về một sự kiện vừa diễn ra

Câu 35 :

Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? (SGK Văn 6 trang 82) là gì?

  • A.

    Nạn vứt rác bừa bãi trong đời sống

  • B.

    Nạn nghiện game của giới trẻ hiện nay

  • C.

    Tình trạng các quần thể động vật đang bị đe doạ môi trường sống

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 36 :

Thơ của Gam-da-tốp thường viết về đề tài gì?

  • A.

    Thiên nhiên

  • B.

    Tình yêu quê hương, con người

  • C.

    Thiếu nhi

  • D.

    Chiến tranh

Câu 37 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể lại một truyền thuyết, em không cần bám sát các sự kiện chính của truyện.”

Đúng
Sai
Câu 38 :

Trong bài thơ Trái Đất , thái độ tác giả đối với Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Xót xa

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Câu 39 :

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

  • B.

    Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

  • C.

    Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Câu 40 :

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

  • B.

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

  • C.

    Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yêu cầu nào không phù hợp với biên bản?

  • A.

    Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

  • B.

    Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan

  • C.

    Lời văn ngắn gọn, chính xác

  • D.

    Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp tu từ không phù hợp với biên bản

Câu 2 :

Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Văn bản nghị luận

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Văn bản thông tin

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin

Câu 3 :

Theo văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, hiện nay có bao nhiêu loài sinh vật trên Trái Đất?

  • A.

    > 10 000 000.

  • B.

    > 1 000 000

  • C.

    > 3 000 000.

  • D.

    > 4 000 000.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? , hiện nay có khoảng hơn 10 000 000 loài sinh vật trên Trái Đất.

Câu 4 :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hát thờ diễn ra ở đền nào?

Đền Thượng

Đền Mẫu

Đáp án

Đền Thượng

Đền Mẫu

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hát thờ diễn ra ở đền Đền Thượng

Câu 5 :

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

  • B.

    Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

  • C.

    Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

  • D.

    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các sự kiện và xét xem sự kiện nào gắn với lịch sử.

Lời giải chi tiết :

Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Câu 6 :

Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống đã nêu lên những thông tin gì của Trái Đất?

  • A.

    Văn học, lịch sử, địa lý

  • B.

    Lịch sử, địa lý, hóa học

  • C.

    Khoa học, địa lý, sinh học

  • D.

    Lịch sử, hóa học, vật lý

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khoa học, địa lý, sinh học là những thông tin được đề cập trong văn bản.

Câu 7 :

Nghệ thuật được sử dụng trong Ai ơi mồng 9 tháng 4 là gì

  • A.

    Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng

  • B.

    Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động

  • C.

    Sử dụng thành công biện pháp ước lệ tượng trưng

  • D.

    Giọng điệu thiết tha, nhiều cảm xúc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng là đặc điểm nổi bật của văn bản.

Câu 8 :

Khi nêu giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Điều kiện và khả năng thực hiện

  • B.

    Quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề

  • C.

    Phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi nêu giải pháp, cần chú ý đến điều kiện và khả năng thực hiện, đồng thời quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề (không để tình trạng cũ tái diễn). Điều quan trọng nữa là phải tính đến việc phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể khác cùng sống, sinh hoạt trên địa bàn.

Câu 9 :

Ai là tác giả văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống ?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Văn Quang, Văn Tuyên

  • D.

    Hồ Thanh Trang

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trái Đất – cái nôi của sự sống là văn bản của Hồ Thanh Trang

Câu 10 :

Trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? , từ “quần xã” được hiểu là gì?

  • A.

    Tập hợp tất cả muôn loài trên Trái Đất từ trước đến nay

  • B.

    Tập hợp các sinh vật cùng sống trong một khu vực và thời gian nhất định

  • C.

    Một xã hội phát triển

  • D.

    Tập hợp muôn loài, trừ loài người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Quần xã là tập hợp các sinh vật cùng sống trong một khu vực và thời gian nhất định

Câu 11 :

Trong bài thơ Trái Đất, thái độ tác giả đối với những kẻ hủy hoại Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Căm phẫn

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thái độ tác giả căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất.

Câu 12 :

Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc thể loại nào?

  • A.

    Văn bản nghị luận

  • B.

    Văn bản thông tin

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Truyện ngắn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc thể loại văn bản thông tin.

Câu 13 :

Việc viết bài văn trình bày ý kiến từ một cuốn sách áp dụng với thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Kịch

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Em suy nghĩ và trả lời
Lời giải chi tiết :

Việc viết bài văn trình bày ý kiến từ một cuốn sách áp dụng với tất cả các loại sách thể hiện những tư tưởng và gợi ra những bài học cuộc sống.

Câu 14 :

Đề bài nào dưới đây phù hợp với đề bài thuyết minh thuật lại một sự kiện?

  • A.

    Miêu tả vua Hùng theo trí tưởng tượng của em

  • B.

    Thuyết minh lại lễ hội đền Hùng

  • C.

    Kể lại sự việc vua Hùng kén rể

  • D.

    Cả ba phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thuyết minh lại lễ hội đền Hùng là đề bài thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Câu 15 :

Con người có tác động như thế nào đối với Trái Đất?

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Cả hai phương án trên

Đáp án

Cả hai phương án trên

Lời giải chi tiết :

Con người vừa tác động tiêu cực vừa có tác động tích cực lên Trái Đất.

Câu 16 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Nói và nghe

Chuẩn bị

Đáp án

Chuẩn bị

Tìm ý và lập dàn ý

Nói và nghe

Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Nói và nghe

- Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 17 :

Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

  • B.

    Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

  • C.

    Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

  • D.

    Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù

Câu 18 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Bánh chưng bánh giày theo đúng trình tự văn bản tóm tắt.

Lang Liêu được thần báo mộng

Vua Hùng ra lời thách đố chọn người nối ngôi

Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua

Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy

Lang Liêu dâng bánh lên lễ Tiên Vương

Đáp án

Vua Hùng ra lời thách đố chọn người nối ngôi

Lang Liêu được thần báo mộng

Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy

Lang Liêu dâng bánh lên lễ Tiên Vương

Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Thánh Gióng .

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Vua Hùng ra lời thách đố chọn người nối ngôi

- Lang Liêu được thần báo mộng

- Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy

- Lang Liêu dâng bánh lên lễ Tiên Vương

- Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua

Câu 19 :

Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

  • A.

    Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp

  • B.

    Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại

  • C.

    Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu

  • D.

    Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện và cũng không cần thiết.

Câu 20 :

Ý nào dưới đây không được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống ?

  • A.

    Rừng bị thu hẹp lại

  • B.

    Đại dương bị khai thác quá mức

  • C.

    Dân số ngày càng đông đúc

  • D.

    Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản trong sách giáo khoa.

Lời giải chi tiết :

Dân số ngày càng đông đúc là ý không được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống

Câu 21 :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

  • A.

    Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

  • B.

    Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

  • C.

    Theo tôi, ý... chưa hợp lí. Bởi vì...

  • D.

    Cả 3 mẫu câu trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến, em có thể nói:

- Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

- Theo tôi hiểu thì ý của bạn là... Tôi hiểu như vậy có đúng không?

- Bạn nói rằng.... Vì sao vậy?

Câu 22 :

Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản?

  • A.

    Tóm tắt đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

  • B.

    Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

  • C.

    Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản

  • D.

    Thể hiện được nội dung chi tiết của văn bản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu về nội dung:

- Tóm tắt đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

- Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

- Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản

- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

Câu 23 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những chi tiết kì ảo trong truyện và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Câu 24 :

Trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? , loài nào có tác động mạnh mẽ nhất đến sự sống của muôn loài?

  • A.

    Sư tử

  • B.

    Hổ

  • C.

    Khỉ

  • D.

    Loài người

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Loài người có tác động mạnh mẽ nhất đến sự sống của muôn loài.

Câu 25 :

Ai là tác giả văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? ?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Văn Quang, Văn Tuyên

  • D.

    Ngọc Phú

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các loài chung sống với nhau như thế nào? là văn bản của Ngọc Phú.

Câu 26 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 27 :

Đâu không phải là sáng tác của Gam-da-tốp?

  • A.

    Năm tôi sinh

  • B.

    Mùa xuân Đa-ghe-xtan

  • C.

    Trái tim tôi trên núi

  • D.

    Mùa lá rụng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mùa lá rụng không phải là sáng tác của Gam-da-tốp

Câu 28 :

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề gợi ra từ cuốn sách, có cần bộc lộ cảm xúc và thái độ bản thân không?

Không

Đáp án

Không

Lời giải chi tiết :

Việc bộc lộ cảm xúc và thái độ bản thân sẽ giúp quá trình nói tự nhiên và thành công hơn.

Câu 29 :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, mẹ của Gióng được thờ ở đâu?

Đền Mẫu

Đền Thượng

Đáp án

Đền Mẫu

Đền Thượng

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, mẹ của Gióng được thờ ở đền Mẫu

Câu 30 :

Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết về tình cảm đối với thiên nhiên

Câu 31 :

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Đáp án

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xem chi tiết nào không quan trọng thì lược bỏ.

Lời giải chi tiết :

Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 32 :

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề gợi ra từ cuốn sách, không cần tìm tư liệu liên quan đến bài nói

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tìm tư liệu liên quan đến bài nói sẽ trình bày (tranh, ảnh, sách, báo,... về hoạt động tham quan, du lịch).

Câu 33 :

Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? có mấy phần chính?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Văn bản có 3 phần chính

Câu 34 :

Mục đích của việc viết biên bản là gì?

  • A.

    Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

  • B.

    Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết

  • C.

    Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan

  • D.

    Thông báo cho nhiều người được biết về một sự kiện vừa diễn ra

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục đích của việc viết biên bản là làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

Câu 35 :

Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? (SGK Văn 6 trang 82) là gì?

  • A.

    Nạn vứt rác bừa bãi trong đời sống

  • B.

    Nạn nghiện game của giới trẻ hiện nay

  • C.

    Tình trạng các quần thể động vật đang bị đe doạ môi trường sống

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Em đọc kĩ văn bản đã học
Lời giải chi tiết :

Tình trạng các quần thể động vật đang bị đe doạ là vấn đề được đề cập trong văn bản.

Câu 36 :

Thơ của Gam-da-tốp thường viết về đề tài gì?

  • A.

    Thiên nhiên

  • B.

    Tình yêu quê hương, con người

  • C.

    Thiếu nhi

  • D.

    Chiến tranh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thơ của Gam-da-tốp thường viết về tình yêu quê hương, con người

Câu 37 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể lại một truyền thuyết, em không cần bám sát các sự kiện chính của truyện.”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi kể, em cần bám sát các sự kiện chính của truyện, nhưng cũng có thể sáng tạo thêm các chi tiết, hình ảnh, kết thúc truyện,…

Câu 38 :

Trong bài thơ Trái Đất , thái độ tác giả đối với Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Xót xa

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thái độ tác giả xót xa, vỗ về Trái Đất

Câu 39 :

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

  • B.

    Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

  • C.

    Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Với phần mở đầu, em cần giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

Câu 40 :

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

  • B.

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

  • C.

    Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Với phần kết thúc, em có thể nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 6