Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi văn 7, đề kiểm tra văn 7 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 Văn 7 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cha là vầng sáng thái dương / Dõi theo từng bước đoạn đường con đi

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha là vầng sáng thái dương

Dõi theo từng bước đoạn đường con đi

Mỗi lần vấp ngã hay khi

Con đau đớn nhất ch thì động viên

Có cha con có trời riêng tâm tình

Cha là ánh sáng bình minh

Cha là non cả ân tình bao la

(Trích bài thơ Cha yêu của tác giả Võ Hoàng)

Câu 1. Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Câu 2. Đối tượng biểu cảm của đoạn trích trên là ai?

A. Người con

B. Người mẹ

C. Người cha

D. A và C đúng

Câu 3. Trong hai câu thơ:

Cha là ánh sáng bình minh

Cha là non cả ân tình bao la

Những chữ nào sau đây là vần được sử dụng trong hai câu thơ?

A. bình – minh – tình

B. là – là, minh – tình

C. minh – tình, cả – la

D. cha – cha, minh – tình

Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Cha là vầng sáng thái dương

Dõi theo từng bước đoạn đường con đi

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 5. Trong câu thơ “Cha là non cả ân tình tình bao la”, từ non có nghĩa là gì?

A. Núi

B. Trình độ thấp

C. Mới mọc

D. Gần đến mức độ chuẩn

Câu 6. Trong bài thơ, người con cảm nhận tình cảm của cha đối với mình như thế nào?

A. Ân cần, chăm sóc chu đáo

B. Yêu thương, rất mực cưng chiều

C. Rất nghiêm khắc, lạnh lùng

D. Yêu thương, quan tâm chu đáo

Câu 7. Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 8. Từ nội dung bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ trong khoảng 5 – 7 dòng.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp.

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Câu 2. Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Phương pháp giải:

Đọc và quan sát số câu, số tiếng/câu

Lời giải chi tiết:

Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ lục bát

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Đối tượng biểu cảm của đoạn trích trên là ai?

A. Người con

B. Người mẹ

C. Người cha

D. A và C đúng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đối tượng biểu cảm của đoạn trích trên là người cha

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong hai câu thơ:

Cha là ánh sáng bình minh

Cha là non cả ân tình bao la

Những chữ nào sau đây là vần được sử dụng trong hai câu thơ?

A. bình – minh – tình

B. là – là, minh – tình

C. minh – tình, cả – la

D. cha – cha, minh – tình

Phương pháp giải:

Đọc và xác định cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

Cách gieo vần: minh – tình, cả – la

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.25 điểm):

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Cha là vầng sáng thái dương

Dõi theo từng bước đoạn đường con đi

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã được học để xác định

Lời giải chi tiết:

Biện pháp: So sánh

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Trong câu thơ “Cha là non cả ân tình tình bao la”, từ non có nghĩa là gì?

A. Núi

B. Trình độ thấp

C. Mới mọc

D. Gần đến mức độ chuẩn

Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định

Lời giải chi tiết:

Từ non có nghĩa là núi

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm):

Trong bài thơ, người con cảm nhận tình cảm của cha đối với mình như thế nào?

A. Ân cần, chăm sóc chu đáo

B. Yêu thương, rất mực cưng chiều

C. Rất nghiêm khắc, lạnh lùng

D. Yêu thương, quan tâm chu đáo

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, người con cảm nhận tình cảm của cha đối với mình yêu thương, quan tâm chu đáo

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm):

Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định nội dung đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

- Đoạn thơ được tác giả khắc họa hình ảnh người cha rất mực yêu thương con. Cha luôn bên con để động viên, an ủi, che chở đời con và là điểm tựa để con vững bước trên đường đời. Với con, cha là tất cả.

- Đoạn thơ bộc lộ niềm kính yêu, sự trân trọng và biết ơn sâu sắc của người con đối với cha

Câu 8 (1.0 điểm):

Từ nội dung bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ trong khoảng 5 – 7 dòng.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

Lời giải chi tiết:

- Nhận thức được công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để cha mẹ yên tâm; có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng cuộc sống.

- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp.

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Phương pháp giải:

- Đối với mỗi từ, trước hết tìm hiểu nghĩa của mỗi yếu tố, sau đó xác định yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính.

- Lưu ý: từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.

Lời giải chi tiết:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Câu 2 (5 điểm):

Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.

Phương pháp giải:

1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game

2. Thân bài:

- Giải thích khái niệm

- Thực trạng vấn đề

- Nguyên nhân của vấn đề

- Hậu quả của vấn đè

- Lời khuyên/ Bài học

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,...).

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

- Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,... được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.

- Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.

- Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.

2. Nêu thực trạng

- Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game

- Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh

- Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game...

3. Nguyên nhân

- Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ

- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo

- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ

- Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ...

4. Hậu quả

- Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút

- Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của

- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội...

5. Rút ra bài học và lời khuyên:

- Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.

- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.

- Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,...)

- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 14
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 15
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8