Đề thi vào 10 môn Văn An Giang năm 2022 — Không quảng cáo

Đề thi vào 10 môn văn có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào 10 môn Văn An Giang


Đề thi vào 10 môn Văn An Giang năm 2022

Tải về

[1] Ở một ngôi làng nọ, có người đàn ông trung niên sống với đứa con trai

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

[1] Ở một ngôi làng nọ, có người đàn ông trung niên sống với đứa con trai. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng hào hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại. Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi còn: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được tiếng gì khác không?”

Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”

Người cha nói tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.” Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta còn chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”

Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to. Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, thô lỗ để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tại mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to”

[2] Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, khiêm nhường để nói chuyện với người khác thì sẽ tránh được việc cãi vã, hiềm khích giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe, thấu cảm với người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình!

Cho nên, sông sâu tĩnh lặng, lúa chín củi đầu luôn là phương châm tu dưỡng đạo đức, quan hệ ứng xử cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.

(Theo Báo Giáo dục và Thời đại Online, Người càng hiểu biết càng khiêm nhường, 03/8/2016)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần [1] văn bản.

Câu 2. Xét về thành phần câu, cụm từ: “Cha ơi” trong câu: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!” thuộc thành phần biệt lập gì?

Câu 3. Xác định tên và chỉ ra phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau của câu: một chiếc xe trống không.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa hai cụm từ: “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”?

Câu 5. Nếu thay từ “cúi” bằng từ “gục” trong cụm từ: “lúa chín cúi đầu” thì ý nghĩa cụm từ có thay đổi không? Vì sao?

Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và con người lao động qua các khổ thơ sau trích từ bài Đoàn thuyền đánh cá.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa máy cao với biên bằng,

Ra đấu dặm xa dò bụng biển.

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tư buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kip trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cả huy hoàng muôn dặm phơi.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính của phần [1] văn bản.

Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

Xét về thành phần câu, cụm từ: “Cha ơi” trong câu: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!” thuộc thành phần biệt lập gì?

Phương pháp: Căn cứ bài các thành phần biệt lập.

Cách giải:

Thành phần biệt lập gọi đáp.

Câu 3:

Xác định tên và chỉ ra phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau của câu: một chiếc xe trống không.

Phương pháp: Căn cứ bài về cụm từ.

Cách giải:

Phụ trước: một

Trung tâm: chiếc xe

Phụ sau: trống không

Câu 4:

Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa hai cụm từ: “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”?

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Ý nghĩa: Câu nói khuyên chúng ta trong cuộc sống cần biết khiêm tốn. Sự khiêm nhường, khiêm tốn giúp con người có được thành công

Câu 5:

Nếu thay từ “cúi” bằng từ “gục” trong cụm từ: “lúa chín cúi đầu” thì ý nghĩa cụm từ có thay đổi không? Vì sao?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Có thay đổi vì từ “cúi” mang tâm thế chủ động khiêm nhường, còn từ “gục” thể hiện sự bất lực, chịu thua, đầu hàng trước hoàn cảnh của chủ thể, khác hoàn toàn với ý nghĩa ban đầu của cụm từ “ Lúa chín cúi đầu”

Câu 6:

Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Bài học ý nghĩa nhất đối với em qua văn bản trên là phải biết sống khiêm nhường, tu dưỡng đạo đức, bình tĩnh để có cách ứng xử khéo léo, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

II. LÀM VĂN:

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và con người lao động qua các khổ thơ sau trích từ bài Đoàn thuyền đánh cá.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa máy cao với biên bằng,

Ra đấu dặm xa dò bụng biển.

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tư buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kip trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cả huy hoàng muôn dặm phơi.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.

- Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong 5 khổ được trích.

2. Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên

* Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

+ Thời gian: hoàng hôn => sự vận động của thời gian.

+ Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đpẹ kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.

- Biện pháp tu từ nhân hóa :

+ Được sáng tạo từ chi tiết thực : những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:

- Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều:

+ Cao: bầu trời. mặt trăng.

+ Rộng: mặt biển.

+ Sâu: lòng biển.

- Để thấy đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:

+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.

+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.

+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”… -> tư thế làm chủ của đoàn thuyền…

+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của

đất trời để đánh cá trên biển.

- “ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

+ Không phải con người gõ thuyền gọi cá mà là trăng cao gõ, vì vậy bức tranh không chỉ có màu sắc, hình ảnh mà còn có âm thanh rộn rã

- “ Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

+ Khi mẻ lưới được kéo lên, những con cá quẫy dưới ánh sáng của rạng đông lóe lên màu sắc độc đáo: từ “bạc”, “vàng” vừa gợi màu sắc ánh sáng, vừa gợi sự quý giá, giàu có của biển cả ban tặng cho con người cần cù, dũng cảm

- “Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

+ Hai câu thơ mở ra một tương lai thật kì vĩ, chói lọi, Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ. Mặt trời nhô lên trên sóng nước màu xanh lam, tỏa ánh nắng rực rỡ, khiến cảnh biển bừng sáng, con thuyền trở về với khoang cá tươi, ... Đó là một khung cảnh huy hoàng giữa bầu trời hoàng hôn thiên nhiên và thành quả lao động của con người

b. Con người lao động

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :

- “Lại” :

+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ tru đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới.

=> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh con ngườ Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” :

+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

=> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.

- Gợi hình tượng người lao động trên biển:

+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.

+ Làm chủ cả vũ trụ.

-        “ Ta hát bài ca gọi cá vào

+ Tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào. Đó là khúc ca lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, gợi lên sự thân thiết, niềm vui, tình yêu lao động và sức mạnh, khát khao chinh phục biển cả.

-        “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

+ Hình ảnh con người nổi bật trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng: Những đôi tay kéo lưới thoăn thoắt gợi lên sự khỏe khoắn, rắn ròi, bắp tay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo về mẻ cá nặng.

- “ Câu hát căng buồm với gió khơi”

+ Câu hát theo suốt cuộc hành trình của người dân chài. Lúc ra đi là tiếng hát lạc quan, tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi, còn khi về là khúc ca vui sướng, tự hào trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.

+ Cấu trúc lặp khiến tiếng hát vang lên như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương của những con người kiên cường, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực

- “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

+ Đoàn thuyền được đặt sánh ngang với hình ảnh mặt trời. Huy Cận đã lấy một sự vật bé nhỏ, bình dị để ngầm so sánh với hình vĩ đại của thiên nhiên. Những người dân chài ấy trở về trong tư thế sánh ngang với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với tự nhiên ấy họ đã chiến thắng. Con người hiện lên thật mạnh mẽ, chiến thắng và làm chủ thiên nhiên

c. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

- “ Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

+ Gợi lên sự giao hào, thân thiết, ưu ái con người với biển quê hương rất ân tình, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của con người với biển cả hùng vĩ. Biển được ví như người mẹ với người dân chài, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, trân trọng và gắn bó như ruột thịt

- “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”: tạo sự vận hành vũ trụ, con người mong muốn chía sẻ niềm vui với ánh bình minh, cuộc sống mở ra khung cảnh mới mẻ, đầy sức sống

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Tái hiện thành công vẻ đẹp thể hiện khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, lãng mạn của biển cả và những người lao động mới.

+ Khám phá, ngợi ca: Sự giàu có, hào phóng của thiên nhiên, đất nước và tầm vóc lớn lao của nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Ngòi bút tràn đầy cảm hứng vũ trụ, sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên.

+ Hình ảnh phong phú.

+ Âm hưởng lạc quan phơi phới.


Cùng chủ đề:

Đề thi minh hoạ vào 10 môn Văn TP Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi minh hoạ vào 10 môn Văn Thanh Hoá năm 2025 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi thử vào 10 môn Văn THCS Đồng Tiến năm 2025 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn An Giang năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn An Giang năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Bà Rịa - Vũng Tàu 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2021 có đáp án và lời giải chi tiết