Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ năm 2022 — Không quảng cáo

Đề thi vào 10 môn văn có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ


Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ năm 2022

Tải về

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Những người vĩ đại không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Họ luôn cố gắng san bằng mọi trở ngại để đạt được điều mình khao khát. Thomas Edison ước mơ về một bóng đèn có thể thắp sáng bằng điện và ông đã bắt tay vào việc hiện thực hóa ước mơ đó. Thế nhưng, ông phải tốn hơn mười ngàn lần mới tìm được nguyên liệu phù hợp để làm sợi dây tóc. Về phát minh này. T. Edison đã nói: “Tôi đã trải qua 10.000 lần thử nghiệm khác nhau mới tìm ra kết quả cuối cùng, nhưng tôi không nghĩ rằng mình đã thất bại 10.000 lần. Tôi không hề thất bại lần nào. Tôi đã thành công trong việc chứng minh rằng, có gần 10.000 chất liệu không thể dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Và một khi đã loại bỏ dần những chất không phù hợp, cuối cùng tôi cũng đã tìm ra nội”.

Nếu bạn đang hướng đến một mục tiêu quan trọng nhưng cảm thấy thất vọng sau thất bại đầu tiên và muốn bỏ cuộc thì hãy tạm dừng lại. Hãy suy nghĩ về những điều bạn vừa trải qua. Hãy nghĩ về con đường thành công của các vĩ nhân và học tập tính kiên trì của họ.

Thành công không phải là thủ mà bạn có thể thừa kế như tiền bạc hay các giá trị vật chất thông thưởng. Thành công chỉ đến khi bạn dâm chấp nhận thất bại và kiến tri theo đuổi mục tiêu đã để ra. Bất kể mơ ước của bạn là gì chăng nữa, điều bạn cần làm đầu tiên là hãy san bằng mọi trở ngại và tiến về phía trước với tất cả nghị lực của mình.

(Trích Không gì là không thể - George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr:113-114)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích trên, những người vĩ đại không bao giờ làm điều gì?

Câu 3. Theo em, việc tác già nêu ví dụ về quá trình tìm ra nguyên liệu phù hợp để chế tạo sợi dây tóc bóng đèn của Thomas Edison trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Câu 4. Em có đồng tinh với ý kiến “Thành công chỉ đến khi bạn dám chấp nhận thất bại. và kiến trì theo đuổi mục tiêu đã để ra" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phân Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của lòng kiến trì trong cuộc sống.

Câu 2. Phân tích bài thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió sẽ

Sương chùng chình

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có dám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sẩm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thư — Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.70)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

Theo đoạn trích trên, những người vĩ đại không bao giờ làm điều gì?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Những người vĩ đại họ không bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình

Câu 3:

Theo em, việc tác già nêu ví dụ về quá trình tìm ra nguyên liệu phù hợp để chế tạo sợi dây tóc bóng đèn của Thomas Edison trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Theo em, việc mà tác giả đưa nêu ra ví dụ đó để cho chúng ta thấy được rằng để đạt được ước mơ, thành công thì không bao giờ dễ dàng mà cần phải trải qua nhiều thử thách, mọi trở ngại. Đồng thời việc đưa ra dẫn chứng cũng giúp cho lập luận được thuyết phục hơn.

Câu 4:

Em có đồng tinh với ý kiến “Thành công chỉ đến khi bạn dám chấp nhận thất bại. và kiến trì theo đuổi mục tiêu đã để ra" không? Vì sao?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Gợi ý

- Em đồng tình với ý kiến trên.

- Vì để đạt được thành công thì chắc chắn bạn phải trải qua rất nhiều thất bại, thử thách. Bạn phải cố gắng vượt qua những điều đó, để biến những ước mơ, mục tiêu của mình thành hiện thực. Nếu không kiên trì, dám đương đầu thì thành công sẽ không bao giờ đến với bạn.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích ở phân Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của lòng kiến trì trong cuộc sống.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 150 chữ

* Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống

- Giải thích:

+ Kiên trì là sẽ nhẫn nại. bền bỉ, không chịu cúi đầu trước thất bại, không chịu buông bỏ để đạt được mục tiêu của bản thân.

+ Người kiên trì là người sẽ luôn phấn đầu, nỗ lực, không ngại thất bại để đi đến thành công.

-Vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống

+ Lòng kiên trì giúp con người có thể rèn luyện nghị lực, ý chí, không dễ dàng từ bỏ khi vấp ngã

+ Giúp cho chúng ta có thể trở nên bản lĩnh hơn, không lùi bước trước khó khăn trong cuộc sống.

+ Lòng kiên trì chính là chìa khóa đễ dẫn đến thành công mà mỗi người cần nên có.

+ Người có lòng kiên trì sẽ tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để vượt qua những thử thách của cuộc sống.

- Liên hệ bản thân, mở rộng:

+ Người không có lòng kiên trì thì thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.

Câu 2:

Phân tích bài thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió sẽ

Sương chùng chình

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có dám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sẩm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thư — Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.70)

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.

II. Thân bài:

1. Những tín hiệu báo mùa thu sang.

Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.

Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.

+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.

Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:

- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:

+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.

+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.

+ Phép đối “dềnh dàng” >< “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.

Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được  nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.

+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.

Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ẩn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.

3. Những biến chuyển của thiên nhiên và suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

- Những biến chuyển của thiên nhiên được tái hiện tài tình:

+ Phép đối: “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” gợi sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên -> biểu hiện của sự giao mùa.

+ “Mưa”, “nắng”: là những hiện tượng thời  tiết dễ quan sát, nắm bắt, làm cụ thể hóa khoảnh khắc chuyển mùa. Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần -> dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn.

+ Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn. Mùa thu đã hiện hình giữa đất trời.

- Suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

+ Tiếng sấm: Theo nghĩa thực, tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nghĩa ẩn dụ: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, cho những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời.

+ “hàng cây đứng tuổi”: phép nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tình và vững vàng hơn.

=> Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trc mọi đổi thay, biến động của cuộc đời.

III. Kết bài

- Nội dung:

+ Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.

+ Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.


Cùng chủ đề:

Đề thi vào 10 môn Văn Cao Bằng năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Cao Bằng năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Chuyên Sư phạm Hồ Chí Minh 2018 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Gia Lai năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Giang năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam 2020 có đáp án và lời giải chi tiết