Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2019
Tải vềCách diễn đạt nào sau đây không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ? Dấu phẩy trong câu: “Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.” có tác dụng gì?
Đề thi
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY
Thời gian làm bài: 40 phút
PHẦN I: TRÁC NGHIỆM (2.0 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Cách diễn đạt nào sau đây không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ?
A. tiếng hót dìu dặt của hoạ mi
B. học bài ở nhà
C. giỏi về toán
D. đẹp như tranh
Câu 2. Dấu phẩy trong câu: “Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C. Ngăn cách các về trong câu ghép
D. Ngăn cách các từ ngữ củng làm vị ngữ
Câu 3. Câu nào sau đây là câu ghép?
A. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
B. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rảo rào chuyển động đến đấy.
B. Những chiếc nấm to bằng cải ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.
D. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chủng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.
Câu 4. Cặp từ nào sau đây có thể điền vào chỗ ... để có thành ngữ hoàn chỉnh: “... nhà ... bụng”?
A. Nhỏ - to
B. Bé – lớn
C. Hẹp – rộng
D. Xấu – đẹp
PHẦN II: TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Bài 1 (3.0 điểm)
Trong chuỗi câu: “Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. [...] Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. ”
(theo Băng Sơn - SGK Tiếng Việt 5, tập 1)
a) Câu in đậm liên kết với câu ngay trước đó bằng cách nào? Em hãy chỉ rõ từ ngữ làm nhiệm vụ liên kết.
b) Tim một từ đồng nghĩa với từ “phẳng lặng”. Theo em, có thể thay thế từ đồng nghĩa vừa tim vào vị trí từ “phẳng lặng” trong câu văn in đậm ở trên được không? Vì sao?
c) Tình cảm nhà văn Băng Sơn dành cho cảnh buồm, dòng sông "làng tôi" đã khơi gợi trong em những cảm xúc gì về quê hương, đất nước?
Bài 2 (2.0 điểm)
Cho câu văn: “Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.” (trích Cây rơm - SGK Tiếng Việt 5, tập 1)
a) Từ “chân” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b) Câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hình dung như thế nào về “cây rơm” qua biện pháp nghệ thuật đó?
Bài 3 (3,0 điểm)
Góp phần làm đẹp cho cuộc sống của chúng ta là biết lao động thầm lặng mà bác lao công là một người như thế. Em hãy viết một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) tả bác lao công đang làm việc.
----------- Hết ------------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. C |
Câu 2. A |
Câu 3. B |
Câu 4. C |
Câu 1. Cách diễn đạt nào sau đây không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ?
A. tiếng hót dìu dặt của hoạ mi
B. học bài ở nhà
C. giỏi về toán
D. đẹp như tranh
Lời giải chi tiết:
Cách diễn đạt ở đáp án B không cần sử dụng quan hệ từ về vì khi bỏ quan hệ từ đi, nghĩa của cách diễn đạt vẫn không thay đổi
Chọn C.
Câu 2. Dấu phẩy trong câu: “Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C. Ngăn cách các về trong câu ghép
D. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ
Lời giải chi tiết:
Dấu phẩy trong câu “Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.” dùng để ngăn cách các từ ngữ cùng chức vụ trong câu
Chọn A.
Câu 3. Câu nào sau đây là câu ghép?
A. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
B. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rảo rào chuyển động đến đấy.
C. Những chiếc nấm to bằng cải ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.
D. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chủng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.
Lời giải chi tiết:
- Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ // lúp xúp dưới chân.
CN VN
- Chúng tôi // đi đến đâu , rừng // rào rào chuyển động đến đấy.
CN 1 VN 1 CN 2 VN 2
- Những chiếc nấm // to bằng cải ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.
CN VN
- Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, // chúng tôi // nhìn thấy một bãi cây
TN CN VN
khộp.
=> Câu “Chúng tôi đi đến đâu, rừng rảo rào chuyển động đến đấy” là câu ghép
Chọn B.
Câu 4. Cặp từ nào sau đây có thể điền vào chỗ ... để có thành ngữ hoàn chỉnh: “... nhà ... bụng”?
A. Nhỏ - to
B. Bé – lớn
C. Hẹp – rộng
D. Xấu – đẹp
Lời giải chi tiết:
Thành ngữ hoàn chỉnh là Hẹp nhà rộng bụng
Chọn C.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Bài 1 (2,0 điểm)
Bài 1 (3.0 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Câu in đậm liên kết với câu ngay trước đó bằng cách sử dụng phép lặp.
- Những từ ngữ được lặp lại để làm nhiệm vụ liên kết là: những cánh buồm
b. (0,5 điểm)
- Từ đồng nghĩa với phẳng lặng : tĩnh lặng
- Theo em, có thể thay thế từ “phẳng lặng” bằng từ “tĩnh lặng” vì chúng có cùng nghĩa với nhau, đều chỉ sự yên tĩnh.
c. (2,0 điểm)
Học sinh nêu cảm xúc của bản thân dựa vào những gợi ý sau:
- Cuộc sống thanh bình, yên tĩnh của quê hương, đất nước được thể hiện bằng những hình ảnh giản dị, thân thuộc với mỗi người
- Qua đó, em cảm thấy yêu quê hương, đất nước từ chính những điều nhỏ bé, gần gũi.
Bài 2 (2.0 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Từ chân trong câu văn được sử dụng với nghĩa chuyển (bộ phận phía dưới của cây nấm)
- Nghĩa gốc của từ chân là bộ phận của cơ thể người
b. (1,0 điểm)
- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh
- Qua biện pháp so sánh, tác giả khiến cho hình ảnh “cây rơm” trở nên dễ hình dung và sinh động hơn.
Bài 3 (3,0 điểm)
Góp phần làm đẹp cho cuộc sống của chúng ta là biết lao động thầm lặng mà bác lao công là một người như thế. Em hãy viết một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) tả bác lao công đang làm việc.
* Yêu cầu về hình thức (1,0 điểm)
- Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Học sinh viết đoạn văn ngắn, từ 7 – 10 câu.
- Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, sinh động.
* Yêu cầu về nội dung (2,0 điểm)
Đoạn văn đảm bảo các ý lớn sau:
- Giới thiệu chung về người lao công em định tả: Đó là ai? Ở đâu? Em quen hoặc gặp người ấy trong hoàn cảnh nào? Ấn tượng nổi bật của em về người ấy là gì?
- Tả quang cảnh xung quanh: Làm việc lúc nào? Ở đâu? Trong điều kiện như thế nào?
- Tả ngoại hình: tầm vóc, tuổi tác, khuôn mặt,... có đặc điểm gì nổi bật?
- Tả hoạt động: cử chỉ, lời nói, thao tác làm việc.
- Tả tâm trạng của người đó trong quá trình làm việc, sau khi kết thúc công việc.
- Nêu cảm nghĩ của em về người đó, về công việc mà người đó đang làm.