Processing math: 100%

Giải bài 10 trang 126 vở thực hành Toán 9 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 9, soạn vở thực hành Toán 9 KNTT Bài tập cuối chương V trang 122, 123, 124 Vở thực hành


Giải bài 10 trang 126 vở thực hành Toán 9

Cho đường tròn (O), đường kính AB, điểm C nằm giữa A và O. Vẽ đường tròn (O’) có đường kính CB. a) Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’). b) Kẻ dây DE của đường tròn (O) vuông góc với AC tại trung điểm H của AC. Tứ giác ADCE là hình gì? Vì sao? c) Gọi K là giao điểm của DB và đường tròn (O’). Chứng minh ba điểm E, C, K thẳng hàng. d) Chứng minh HK là tiếp tuyến của đường tròn (O’).

Đề bài

Cho đường tròn (O), đường kính AB, điểm C nằm giữa A và O. Vẽ đường tròn (O’) có đường kính CB.

a) Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’).

b) Kẻ dây DE của đường tròn (O) vuông góc với AC tại trung điểm H của AC. Tứ giác ADCE là hình gì? Vì sao?

c) Gọi K là giao điểm của DB và đường tròn (O’). Chứng minh ba điểm E, C, K thẳng hàng.

d) Chứng minh HK là tiếp tuyến của đường tròn (O’).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Vì có OO=OBOB nên hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong tại B.

b) + Tứ giác ADCE có hai đường chéo AC, DE cắt nhau tại H là trung điểm của mỗi đường nên ADCE là hình bình hành.

+ Hình bình hành ADCE có hai đường chéo vuông góc với nhau nên ADCE là hình thoi.

c) + Chứng minh CKKB, ADDB nên CK//AD.

+ Mà AD//EC nên ba điểm E, C, K thẳng hàng.

d) + Chứng minh ^HKE=^HEK, ^OCK=^OKC, ^OCK=^HCE.

+ Vì ^KEH+^HCE=90o nên ^HKE+^OKC=90o hay ^OKH=90o. Do đó, KOHK. Vậy HK là tiếp tuyến của đường tròn (O’).

Lời giải chi tiết

(H.5.51)

a) Gọi R, r lần lượt là bán kính của hai đường tròn (O) và (O’). Ta có OO=OBOB nên hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong tại B.

b) Tam giác ODE cân tại O (OD=OE=R) có OH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến của tam giác ODE hay OHDE.

Tứ giác ADCE có hai đường chéo AC, DE cắt nhau tại H là trung điểm của mỗi đường nên ADCE là hình bình hành. Lại có ACDE tại H nên ADCE là hình thoi.

c) Tam giác CKB có đường trung tuyến KO’ và KO=12CB nên KCB là tam giác vuông tại K, suy ra ^CKB=90o hay CKKB (1).

Tương tự ta có ^ADB=90o hay ADDB (2)

Từ (1) và (2) suy ra CK//AD. Lại có AD//EC (vì ADCE là hình thoi). Do đó, ba điểm E, C, K thẳng hàng.

d) Xét tam giác DEK vuông tại K có KH là KH là đường trung tuyến nên KH=HE. Do đó, tam giác KHE cân tại H, suy ra ^HKE=^HEK.

Lại có, ΔOCK cân tại O’ nên ^OCK=^OKC.

^HKE+^OKC=^HEK+^OCK

^KHO=^HCE+^KEH

Mặt khác ^OCK=^HCE (hai góc đối đỉnh)

Tam giác HEC vuông tại H nên ^KEH+^HCE=90o, suy ra ^HKE+^OKC=90o hay ^OKH=90o. Do đó, KOHK. Vậy KH là tiếp tuyến của đường tròn (O’).


Cùng chủ đề:

Giải bài 10 trang 10 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 10 trang 16 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 10 trang 27 vở thực hành Toán 9
Giải bài 10 trang 38 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 10 trang 70 vở thực hành Toán 9
Giải bài 10 trang 126 vở thực hành Toán 9
Giải bài 10 trang 128 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 10 trang 135 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 11 trang 28 vở thực hành Toán 9
Giải bài 11 trang 135, 136 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 12 trang 28 vở thực hành Toán 9