Giải bài 17 trang 86 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8 Toán 8 chân trời sáng tạo


Giải bài 17 trang 86 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 6. Vẽ vào tờ giấy tam giác

Đề bài

Quan sát Hình 6. Vẽ vào tờ giấy tam giác \(DEF\) với \(EF = 4cm,\widehat E = 36^\circ ,\widehat F = 76^\circ \).

a) Chứng minh \(\Delta DEF\backsim\Delta AMC\).

b) Dùng thước đo chiều dài cạnh \(DF\) của \(\Delta DEF\). Tính khoảng cách giữa hia điểm \(A\) và \(C\) ở hai bờ sông trong Hình 6.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu hai góc của một tam giác này bằng hai góc tương ứng của một tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

Lời giải chi tiết

a) Xét tam giác \(DEF\) và tam giác \(AMC\) có:

\(\widehat E = \widehat M = 36^\circ \)

\(\widehat F = \widehat C = 76^\circ \) (chứng minh trên)

Suy ra, \(\Delta DEF\backsim\Delta AMC\) (g.g).

b) Đổi 25m = 2500 cm.

Dùng thước đo độ dài cạnh \(DF\) ta được độ dài \(DF\) là 2,6cm.

Vì \(\Delta DEF\backsim\Delta AMC\) nên \(\frac{{DF}}{{EF}} = \frac{{AC}}{{MC}}\) (hai cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)

Thay số, \(\frac{{2,6}}{4} = \frac{{AC}}{{2500}} \Rightarrow AC = \frac{{2,6.2500}}{4} = 1625\).

Vậy khoảng cách giữa hai điểm \(A\) và \(C\) là 1625 cm hay 16,25m.


Cùng chủ đề:

Giải bài 15 trang 86 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 15 trang 118 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 16 trang 60 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 16 trang 86 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 17 trang 60 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 17 trang 86 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải câu hỏi khởi động trang 44 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải câu hỏi khởi động trang 52 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải câu hỏi khởi động trang 55 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải câu hỏi khởi động trang 92 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải câu hỏi mở đầu trang 62 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo