Lý thuyết Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Trả lời Hoạt động 1 trang 83 Sách giáo khoa Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Em hãy tìm một số hình ảnh của hình chữ nhật trong thực tế.
Quan sát hình chữ nhật ở hình 4.8a.1. Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD (h.4.8b). 2. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD. 3. Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.
1. Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 5 cm, một cạnh bằng 3 cm theo hướng dẫn sau: Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm. Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm. Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm. Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD. 2. Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ xem các cạnh đối có bằng nhau không? Các góc có bằng nhau không?
1.Trong các đồ vật có ở hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi? 2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.
Quan sát hình thoi ở hình 4.10a. 1.Dùng thước thẳng hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (h.4.10b). 2. Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không? 3. Các cạnh đổi của hình thoi có song song với nhau không?
Quan sát hình vẽ bên. Hãy tìm điểm E trên đoạn thẳng BC, điểm F trên đoạn thẳng AD để tứ giác ABEF là hình thoi.
1.Vẽ hình thoi ABCD có cạnh bằng 3 cm theo hướng dẫn sau: Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm. Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đỏ sao cho BC = 3 cm. Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC. Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD. 2. Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ xem các cạnh có bằng nhau không?
Em hãy vẽ đường trang trí theo mẫu dưới đây rồi tô màu tuỳ ý.
1.Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (h.4.11)? 2.Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.
Quan sát hình bình hành ở hình 4.12a. 1. Dùng thước thẳng đo và so sánh độ dài các cạnh đổi của hình bình hành ABCD (1.4.12b). 2. Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không? 3. Các cạnh đối của hình bình hành ABCD có song song với nhau không?
Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 5 cm, BC = 3 cm theo hướng dẫn sau: Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm. Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm. Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Mặt bàn ở hình bên là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế.
Quan sát hình thang cân ở hình 4.13a. Quan sát hình thang cân ở hình 4.13a.1. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên và các góc kề đáy lớn của hình thang cân ABCD (14.13b) 2. Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD. 3. Hai đây của hình thang cân ABCD CÓ song song với nhau không? 4. Hai góc kề một đáy của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?
Hình nào trong các hình đã cho là hình thang cân? Hãy cho biết tên hình thang cân đó.
Gấp, cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật. Bước 1. Gấp đôi tờ giấy. Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tuỳ ý trên hai cạnh đối diện (cạnh không chứa nếp gấp). Bước 3 Cắt theo đường vừa vẽ. Bước 4. Mở tờ giấy ra ta được một hình thang cân.