Giải Bài 2: Đồng hồ báo thức VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải vở bài tập Tiếng Việt 2, VBT Tiếng Việt 2 CTST TUẦN 10 - 11: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ


Giải Bài 2: Đồng hồ báo thức VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nghe – viết: Đồng hồ báo thức (từ Tôi đến nhịp phút). Điền tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc chữ k vào chỗ trống. Chọn tiếng trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống. Khoanh tròn các đồ vật giấu trong tranh. Viết từ ngữ gọi tên các đồ vật và xếp vào 2 nhóm. Viết câu hỏi và câu trả lời về 1 – 2 đồ vật tìm được ở bài tập 4. Viết 3 – 4 câu giới thiệu chiếc đèn bàn dựa vào hình vẽ và gợi ý. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật.

Câu 1

Nghe – viết: Đồng hồ báo thức (từ Tôi đến nhịp phút )

Đồng hồ báo thức

Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Câu 2

Điền tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc chữ k vào chỗ trống:

Phương pháp giải:

Em quan sát từng hình, chú ý hoạt động của các bạn học sinh để viết tiếng phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Chọn tiếng trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ trong ngoặc đơn, chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a. đòn bẩy , thứ bảy

bầy chim, trưng bày

máy cày , cầy hương

b. bậc cửa, nổi bật

gió bấc, bất ngờ

nhất hạng, nhấc chân

Câu 4

Khoanh tròn các đồ vật giấu trong tranh. Viết từ ngữ gọi tên các đồ vật và xếp vào 2 nhóm.

a. Đồ dùng gia đình.

b. Đồ chơi

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh và khoanh tròn các đồ vật có trong đó, gọi tên các đồ vật ấy và sắp xếp chúng vào nhóm phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Đồ dùng gia đình: cốc, ti vi, nồi, đồng hồ, lọ hoa

b. Đồ chơi: quả bóng, búp bê, ô tô, rô bốt

Câu 5

Viết câu hỏi và câu trả lời về 1 – 2 đồ vật tìm được ở bài tập 4.

M: - Cái lọ dùng để làm gì?

- Cái lọ dùng để cắm hoa.

Phương pháp giải:

Em dựa vào những từ ngữ chỉ đồ vật đã tìm được ở bài tập 4 và mẫu để đặt câu hỏi và câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi

Câu trả lời

Cái cốc dùng để làm gì?

Cái cốc dùng để đựng nước.

Cái đồng hồ dùng để làm gì?

Đồng hồ dùng để xem giờ.

Búp bê dùng để làm gì?

Búp bê dùng làm đồ chơi.

Cái nồi dùng để làm gì?

Cái nồi dùng để nấu đồ ăn.

Câu 6

Viết 3 – 4 câu giới thiệu chiếc đèn bàn dựa vào hình vẽ và gợi ý:

Phương pháp giải:

Em dựa vào hình vẽ và gợi ý để giới thiệu về chiếc đèn bàn.

Lời giải chi tiết:

Chiếc đèn bàn là món quà mà bố tặng em nhân dịp năm học mới. Chiếc đèn bàn của em có màu hồng. Nó gồm phần đầu, phần thân và chân. Chân đèn là hình ảnh một khuôn mặt rất đáng yêu. Chiếc đèn luôn soi sáng cho em mỗi khi học bài.

Câu 7

Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một truyện mà mình đã đọc về đồ vật hoặc con vật và viết thông tin vào Phiếu đọc sách.

Lời giải chi tiết:

Tên truyện: Bọ rùa tìm mẹ

Tên đồ vật hoặc con vật: Bọ rùa

Đặc điểm:

Ham vui, thông minh

Hoạt động:

Lạc đường, vẽ hình mẹ


Cùng chủ đề:

Giải Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2: Thời gian biểu VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2: Thời khóa biểu VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2: Thư Trung thu VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2: Đầm sen VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2: Đồng hồ báo thức VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3: Bài nội, bà ngoại VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3: Cây dừa VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3: Cháu thăm nhà Bác VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3: Con đường làng VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3: Cô giáo lớp em VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo