Giải Bài 21 trang 72 sách bài tập toán 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 7 - Giải SBT Toán 7 - Cánh diều Bài 3: Hai tam giác bằng nhau - Cánh diều


Giải Bài 21 trang 72 sách bài tập toán 7 - Cánh diều

Bạn Sơn cho rằng “Nếu độ dài các cạnh của tam giác ABC đều là số tự nhiên và ∆ABC = ∆MNP thì tổng chu vi của tam giác ABC và tam giác MNP là số lẻ”. Bạn Sơn nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Đề bài

Bạn Sơn cho rằng “Nếu độ dài các cạnh của tam giác ABC đều là số tự nhiên và

∆ABC = ∆MNP thì tổng chu vi của tam giác ABC và tam giác MNP là số lẻ”. Bạn Sơn nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Sử dụng 2 tam giác bằng nhau thì chu vi của hai tam giác bằng nhau.

- Tính tổng chu vi của hai tam giác.

- Kết luận: bạn Sơn nói đúng hay sai.

Lời giải chi tiết

Vì ∆ABC = ∆MNP nên AB = MN, BC = NP, AC = MP (các cặp cạnh tương ứng).

Suy ra AB + BC + AC = MN + NP + MP.

Hay chu vi của tam giác MNP bằng chu vi của tam giác ABC.

Do độ dài các cạnh của tam giác ABC đều là số tự nhiên nên chu vi của tam giác ABC cũng là số tự nhiên.

Gọi chu vi của tam giác ABC là x (x là số tự nhiên).

Khi đó, chu vi của tam giác MNP là x.

Do đó, tổng chu vi của tam giác ABC và tam giác MNP là:

x + x = 2x (là số chẵn).

Vậy bạn Sơn nói không đúng.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 20 trang 94 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 20 trang 110 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 21 trang 18 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 21 trang 22 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 21 trang 45 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 21 trang 72 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 21 trang 94 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 21 trang 111 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 22 trang 18 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 22 trang 24 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 22 trang 45 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều