Giải bài 3 trang 43 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
Vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau:
Đề bài
Vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau:
a) y=2x2−6x+4
b) y=−3x2−6x−3
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1: Xác định tọa độ đỉnh (−b2a;−Δ4a)
Bước 2: Vẽ trục đối xứng x=−b2a
Bước 3: Xác định một số điểm đặc biệt, chẳng hạn giao điểm với trục tung (0;c) và trục hoành (nếu có), điểm đối xứng với điểm (0;c) qua trục x=−b2a.
Bước 4: Vẽ đường parabol đi qua các điểm đã xác định ta nhận được đồ thị hàm số y=ax2+bx+c.
Lời giải chi tiết
a) Hàm số có a=2,b=−6;c=4 ⇒−b2a=−−62.2=32;y(32)=2(32)2−6.32+4=−12
+ Đồ thị hàm số có đỉnh I(32;−12)
+ Trục đối xứng là x=32
+ Giao điểm của parabol với trục tung là (0;4)
+ Giao điểm của parabol với trục hoành là (2;0) và (1;0)
+ Điểm đối xứng với điểm (0;4) qua trục đối xứng x=32 là (3;4)
Vẽ parabol đi qua các điểm được xác định ở trên, ta nhận được đồ thị hàm số:
b) Hàm số có a=−3,b=−6;c=−3 ⇒−b2a=−−62.(−3)=−1;y(−1)=−3(−1)2−6.(−1)−3=0
+ Đồ thị hàm số có đỉnh I(−1;0)
+ Trục đối xứng là x=−1
+ Giao điểm của parabol với trục tung là (0;-3)
+ Giao điểm của parabol với trục hoành là I(−1;0)
+ Điểm đối xứng với điểm (0;-3) qua trục đối xứng x=−1 là (-2;-3)
Vẽ parabol đi qua các điểm được xác định ở trên, ta nhận được đồ thị hàm số: