Giải bài đọc trang 74 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo
Đọc lại văn bản Thị Mầu lên chùa (nếu bạn chọn đọc văn bản chèo), văn bản Huyện Trìa xử án (nếu bạn chọn đọc văn bản tuồng) trong SGK và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Đọc lại văn bản Thị Mầu lên chùa (nếu bạn chọn đọc văn bản chèo), văn bản Huyện Trìa xử án (nếu bạn chọn đọc văn bản tuồng) trong SGK và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
A. Bài tập trong SGK (Văn bản Thị Mầu lên chùa) Câu 1
Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích?
Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản chú ý các tình tiết miêu tả tâm trạng Thị Mầu.
Lời giải chi tiết:
- Đầu văn bản (trước khi gặp Thị Kính): Tươi vui, háo hức... qua lời thoại... Tôi lên chùa thấy tiểu mười lo Thấy sư mười bốn, với già mười làm ...
- Giữa văn bản (gặp và tán tỉnh Thị Kinh): ... ngây ngất trước vẻ đẹp của thầy tiểu Thị Kinh, khao khát thiết tha, mong được đáp lại tình yêu Người đâu mà đẹp như sao bằng thế nhỉ? hoặc. Thầy như táo rụng sân đình Em như gái rẻ, đi rình của chùa.
- Cuối văn bản (Thị Kính càng tỏ ra kín đáo đoan chính, Thị Mẫu càng táo tợn): tỏ tình liều lĩnh, bất chấp mọi sự dèm pha lẳng lơ đây cũng chẳng màng Chính chuyên cũng chẳng sơn sơn để thờ.
A. Bài tập trong SGK (Văn bản Thị Mầu lên chùa) Câu 2
Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?
Phương pháp giải:
Liệt kê một số câu thoại đáng lưu ý, liên quan trực tiếp đến quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu, giải thích quan niệm ấy
Lời giải chi tiết:
Lời thoại |
Quan niệm |
Thầy như táo rụng sân đình Em như gái dở, đi rình của chua |
Đã yêu nhau thì phải chủ động bày tỏ, tìm cách thoả mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân |
Một cành tre, năm bảy cành tre Phải duyên thôi lấy, chớ nghe họ hàng Ấy mấy thầy tiểu ơi! |
Yêu là phải duyên, đã phải duyên thì đôi bên tự quyết, đợi chờ và tiến đến hôn nhân |
Mẫu đơn giồng cảnh nhà thờ |
|
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau |
A. Bài tập trong SGK (Văn bản Thị Mầu lên chùa) Câu 3
Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mẫu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đoạn có tiếng đế và đưa ra lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
→ Em đồng tình với cách nhìn nhận đánh giá về nhân vật Thị Mầu qua tiếng đế. Vì theo quan niệm văn hóa xưa và với chuẩn mực đạo đức, văn hóa thì hành động và việc làm của Mầu là không đúng, không nên và cần phải lên án.
A. Bài tập trong SGK (Văn bản Huyện Trìa xử án) Câu 1
Chỉ ra mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên toà. Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hoá mâu thuẫn đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chỉ ra mâu thuẫn và nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.
Lời giải chi tiết:
*Các giai đoạn nảy sinh, phát triển mâu thuẫn:
Trước phiên tòa
Các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng:
- Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Là
- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến
- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu
Trong phiên tòa
Các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển:
- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến
- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu
Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới:
- Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đề Hầu
- Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò
*Nguyên nhân: Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên tòa xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan tòa (Huyện Trìa) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới. Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò.
A. Bài tập trong SGK (Văn bản Huyện Trìa xử án) Câu 2
Từ lời xưng danh (bàng thoại) của Huyện Trìa và lời ông ta đối thoại với các nhân vật trong phiên toà, nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Phương pháp giải:
Tìm những lời thoại của Huyện Trìa và nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
→ Nhận định chung về tính cách của Huyện Trìa:
- Qua những lời bàng thoại: Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; xử án ăn tiền, bất cần luật lệ; …
- Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên tòa: Quan huyện Trìa xử kiện bất minh . Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái hóa, xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tùy tiện, bất minh (không quan tâm đến sự thật ai đúng ai sai, ai vô tội, ai có tội, …)
- Màn kịch đã kết hợp và phát huy tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại, độc thoại với đối thoại trong tuồng đồ để lột trần bản chất xấu xa, đen tối của nhân vật Huyện Trìa – một hình tượng biếm họa có ý nghĩa phê phán sâu sắc.
B. Bài tập mở rộng Câu 1
Đọc văn bản Xuý Vân giả dại (nếu bạn chọn đọc văn bản chèo), văn bản Kẻ mưu ma, người chước quỷ (nếu bạn chọn đọc văn bản tuồng) dưới đây và thực hiện yêu cầu đọc văn bản chèo hoặc đọc văn bản tuồng nêu phía dưới:
1. Từ nhan đề, lời thoại trong văn bản và tóm tắt nội dung vở chèo, bạn hãy:
a. Xác định vị trí của văn bản (trích) trên đây trong toàn thể vở chèo Kim Nham.
b. Nêu một số bằng chứng cho thấy có sự phù hợp/ chưa phù hợp (nếu có) giữa nhan đề với nội dung văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và thực hiện đúng yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a. Vị trí của văn bản: Hành động giả điên của Xúy Vân diễn ra khi Kim Nham, chồng nàng đến Tràng An dùi mài kinh sử để ứng thí, Xúy Vân một mình ở quê, gánh vác việc nhà chồng và cô độc trong cảnh chờ đợi. Nàng bị Trần Phương, một gã Sở Khanh phong tình tán tỉnh dụ dỗ. Nàng xiêu lòng, nghe lời hắn giả phát điện để Kim Nham viết giấy li hôn rồi cưới hắn.
b. Nhan đề Xúy Vân giả dại rất phù hợp với nội dung văn bản:
Màn kịch xoay quanh hành động giả dại của Xúy Vân. Các lời thoại (nói và hát) của Xúy Vân cũng cho thấy điều đó: Trong các lời thoại của mình, một mặt, Xúy Vân cố tình cho người ta thấy rõ vẻ mê sảng vô lí (nhảy cóc đột ngột từ nội dung này sang nội dung khác) theo kiểu lời nói của người điên). Mặt khác lại thể hiện đúng tâm sự nỗi niềm cảnh ngộ thực của cô: một người vợ khao khát tình yêu hạnh phúc trong đời sống hôn nhân buồn bã, cô đơn của chính mình.
B. Bài tập mở rộng Câu 2
Qua lời thoại (nói và hát), nhân vật Xúy Vân cho thấy có sự mâu thuẫn giữa mơ ước và thực tại trong đời sống hôn nhân của bản thân cô. Ví dụ: mơ ước “Để anh đi gặt để nàng mang cơm” mâu thuẫn với thực tại “Chẳng nên gia thất thù về, /Ở làm chi nữa …”. Liệt kê thêm ít nhất hai biểu hiện tương tự về mâu thuẫn như vậy trong văn bản theo mẫu bảng dưới đây (làm vào vở).
Phương pháp giải:
Liệt kê một số biểu hiện sự mâu thuẫn giữa mơ ước và thực tại trong đời sống hôn nhân của Xuý Vân.
Lời giải chi tiết:
Mơ ước |
Thực tại |
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm |
“Chẳng nên gia thất…”, “Ở làm chi nữa…” |
Nhác trông lên núi Thiên Thai Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây Đôi ta dắt díu lên đây Áo trải làm chiếu, chăn quây làm mùng. |
Tôi thương nhân ngãi Tôi nhớ nhân tình Đêm năm canh trằn trọc hòa năm Than rằng nhân ngãi cựu tình đi đâu |
Lúc thì tưởng đến nhân duyên |
Lúc thì giả dại ra hình làm điên |
B. Bài tập mở rộng Câu 3
Lời thoại cũng thể hiện những công việc thường ngày của Xúy Vân. Từ những công việc Xúy Vân thường làm và những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật khi thực hiện những công việc đó, bạn nhận thấy điều gì về tính cách nhân vật?
Phương pháp giải:
Liệt kê các lời thoại thể hiện những công việc thường ngày cùng những suy nghĩ, tình cảm của Xúy Vân. Đưa ra nhận định về tính cách của nhân vật Xúy Vân.
Lời giải chi tiết:
Tính cách của Xúy Vân:
- Người phụ nữ bất hạnh, cô đơn; biết tự thương xót cho số phận của mình;
- Người phụ nữ không cam lòng chịu sống cảnh ngộ đơn côi trong cuộc sống hôn nhân hiện tại của mình, luôn mơ tưởng kiếm tìm một mái ấm, một tình yêu, hạnh phúc mới;
- Tự biết mình say đắm kẻ khác, lỗi đạo với chồng, nhưng vẫn liều lĩnh dấn bước vào con đường đến “điên cuồng rồ dại”.
B. Bài tập mở rộng Câu 4
Cho biết:
a. Cái khó của việc thể hiện hành động, ngôn ngữ của một nhân vật giả điên như Xúy Vân đối với tác giả biên kịch là gì? Khó khăn ấy đã được tác giả văn bản trên khắc phục bằng cách nào?
b. Sự kết hợp đối thoại – bàng thoại – độc thoại; sự thay đổi từ hát sang nói, nói sang hát; cách chuyển điệu trong hát và nói ( nói lệch, hát xuôi, hát ngược, hát con gà rừng, hát xe chỉ, hát sắp cá rô , ..) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện trạng thái tâm lí của nhân vật Xúy Vân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a. Cái khó của việc thể hiện hành động, ngôn ngữ của một nhân vật giả điên như Xúy Vân chính là thể hiện trạng thái “giả điên” nghĩa là làm sao để người đọc cảm nhận được ở nhân vật có những biểu hiện của sự điên (điên giả) lẫn những biểu hiện của sự tỉnh (tỉnh thật), và tất cả phải thể hiện qua lời thoại (nói, hát) của nhân vật.
Tác giả biên kịch dân gian đã khắc phục được khó khăn này thông qua một số thủ pháp đáng lưu ý:
- Kết hợp nhiều loại lời, nhiều điệu hát và thay đổi liên tục đối thoại – bàng thoại – độc thoại; chuyển điệu trong hát và nói ( nói lệch, hát xuôi, hát ngược, hát con gà rừng, hát xe chỉ, hát sắp cá rô, …).
- Tận dụng hiệu quả các bài hát ngược, kiểu:
Ông Bụt kia bẻ cổ con mai
Cái trứng gà mày tha con quạ lên ngồi trên cây
b. Tác dụng của sự kết hợp đối thoại – bàng thoại – độc thoại; sự thay đổi từ hát sang nói, nói sang hát; cách chuyển điệu trong hát và nói ( nói lệch, hát xuôi, hát ngược, hát con gà rừng, hát xe chỉ, hát sắp cá rô, …) là nhằm thể hiện trạng thái tâm lí phức tạp, nhiều biến đổi bất ngờ (hữu thức và vô thức) của nhân vật Xúy Vân: một nhân vật đang cố tỏ ra mình đang “điên cuồng, rồ dại” một cách tỉnh táo. Chẳng hạn: các bàng thoại, độc thoại có ưu thế thể hiện con người tỉnh thì các lời đối thoại (nói, hát) lại thể hiện con người điên (giả) của Xúy Vân. Hoặc đoạn lời hát ngược cố hát to cho thiên hạ nghe (đối thoại) thể hiện tập trung con người điên (giả ) của Xúy Vân.
B. Bài tập mở rộng Câu 5
Theo bạn:
a. Cách Xúy Vân chọn để thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại có thỏa đáng không? Vì sao? Liệu còn có cách nào khác để nhân vật thoát ra khỏi cảnh ngộ của mình?
b. Nguyên nhân nào dẫn đến thảm kịch của cuộc đời Xúy Vân? Lỗi thuộc về môi trường xã hội – văn hóa xung quanh nhân vật, hay thuộc về chính bản thân nhân vật?
Phương pháp giải:
Đọc và đưa ra lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
a . Cách Xúy Vân chọn để thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại là không thoả đáng, vì cách này rất tiêu cực, để lại thông điệp không tốt cho độc giải. Xuý Vân có thể tìm đến một nơi xa xôi nào đó để bắt đầu lại cuộc đời và thực hiện ước mơ còn giang dở của mình.
b. Về nguyên nhân, cần xem xét từ hai phía: phía cá nhân Xúy Vân và phía môi trường xã hội – văn hóa bao quanh nhân vật. Việc xác định người có lỗi cũng vậy: lỗi trước tiên thuộc về cả khát vọng yêu đương hạnh phúc lẫn sự nhẹ dạ cả tin của Xúy Vân. Nhưng lỗi còn thuộc về gã Sở Khanh Trần Phương và một phần cũng thuộc về Kim Nham cùng gia cảnh nhà chàng.
B. Bài tập mở rộng Câu 6
Từ nhân vật Xúy Vân trong văn bản trên, hãy cho biết điểm khác biệt giữa cách miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật trong văn bản chèo với nhân vật trong văn bản truyện? Qua đó, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách đọc một văn bản chèo?
* Với văn bản Kẻ mưu ma, người chước quỷ … (trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến )
1. Từ nhan đề, lời thoại trong văn bản và tóm tắt nội dung vở tuồng, bạn hãy:
a. Xác định vị trí của văn bản (trích) trên đây trong toàn thể vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
b. Nêu một số bằng chứng cho thấy sự phù hợp/ chưa phù hợp (nếu có) giữa nhan đề với nội dung văn bản.
2. Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông có quá trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh). Hãy tóm tắt quá trình ấy và làm rõ tác động qua lại giữa các nhân tố/ hành động và biểu hiện độ căng của xung đột theo mẫu bảng sau (làm vào vở)
3. Động cơ nào khiến Đề Hầu tố giác hành vi của Huyện Trìa với Bà Huyện ở lớp 14? Hành động, lời nói của Đề Hầu, phản ứng của Bà Huyện giúp bạn hiểu gì về tính cách của các nhân vật này?
4. Phân tích tính cách của nhân vật Huyện Trìa qua hành động, lời nói của ông ta trong văn bản.
5. Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật Đề Hầu và Huyện Trìa trong văn bản trên.
6. Cho biết, theo bạn:
a. Có thể xem các lớp tuồng trên đây là những màn hài kịch hay không? Vì sao?
b. Có thể rút ra được những lưu ý gì về cách đọc hiểu một văn bản tuồng qua việc đọc văn bản trên?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và thực hiện đúng các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
1.
a. Văn bản xoay quanh ý đồ và hành động hẹn hò vụng trộm giữa Huyện Trìa và Thị Hến. Hành động này xảy ra sau phiên tòa Huyện Trìa xử cho Thị Hến trắng án ở công đường. Đề Lại muốn có cái quyền thực hiện cuộc hẹn hò vụng trộm giữa y với Thị Hến nên tố giác với Bà Huyện để loại một tình địch. Huyện Trìa vẫn tìm cách đến nhà Thị hến, ông ta không hài, không áo, choàng khăn, tắt đuốc, giả tiếng cú nhát vợ.
b. Một văn bản có thể đặt nhiều nhan đề. “Kẻ mưu ma, người chước quỷ” là một nhan đề phù hợp với văn bản nêu trong bài tập vì mưu kế của Đề Hầu, Huyện Trìa, hành động của Bà Huyện đều có thể xem là “mưu ma, chước quỷ”, tạo nên xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém được thể hiện trong văn bản.
- Động cơ khiến Đề Hầu tố giác hành vi của Huyện Trìa với Bà Huyện ở lớp 14 là muốn một mình đến cuộc hẹn với Thị Hến, tán tỉnh ve vãn thị mà không bị Huyện Trìa đến phá hỏng.
- Tính cách của nhân vật Đề Hầu: háo sắc, phản thầy theo lối đưa chuyện, tố giác sau lưng kiểu “thọc gậy bánh xe”.
- Tính cách của nhân vật Hà Huyện: một quý bà nóng này, khi ghen thì lồng lộn; không ngần ngại uy hiếp, nhiếc móc, làm xấu mặt chồng.
- Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như: háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; xử án ăn tiền, bất cần luật lệ; … (qua những lời bàng thoại).
- Huyện Trìa là viên quan huyện xử kiện bất minh . Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái góa, xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tùy tiện, bất minh (qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên tòa) .
Lưu ý: Đây không còn là hình ảnh một Huyện Trìa với vẻ ngoài đạo mạo nơi công đường, mà là một Huyện Trìa đang đêm lẻn đến nhà Thị Hến trong tình trạng đã bị vợ “lột trần lột trụi”; một Huyện Trìa si mê Thị hến đến mức sẵn sàng tắt đuốc, “làm cú” , “làm ma” nhát vợ, một Huyện Trìa là đối tượng của hài tuồng mang lại những tràng cười hả hê cho người đọc, người xem.
Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những gã dại gái, háo sắc, mê mẩn Thị hến, bất chấp thể diện và không từ một hành vi, mưu chước thấp kém khôi hài nào (vì thế, về sau đều mắc lỡm Thị Hến).
Điểm khác biệt: Đề Hầu tỏ ra gian xảo, nhỏ nhen; Huyện Trìa vừa sợ vợ vừa tệ bạc với vợ; một ông quan bị chính vợ mình hạ bệ thảm hại trước mắt thiên hạ, dại gái đến mức không còn biết thế nào là điếm nhục.
a. Trên thực tế, Kẻ mưu ma, người chước quỷ (trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến ) về mặt thể loại là tuồng đồ. Nhưng tuồng đồ cũng là tuồng hài, sử dụng nhiều thủ pháp trào phúng của hài kịch dân gian. Ở đó các nhân vật Đề Hầu, Huyện Trìa, Bà Huyện đều hiện thân cho cái thấp kém và các xung đột nảy sinh giữa các nhân vật này là xung đột giữa cái kém và cái thấp kém. Vì thế, có thể xem Kẻ mưu ma, người chước quỷ là một màn hài kịch, trong một vở hài kịch lớn: Nghêu, Sò, Ốc, Hến .
b. Một số lưu ý khi đọc hiểu phân tích văn bản tuồng:
- Nắm vững một số khái niệm làm công cụ cho việc đọc kịch nói chung, đọc kịch bản tuồng nói riêng: hành động kịch, xung đột kịch; nhân vật kịch, cốt truyện kịch, ngôn ngữ kịch; màn, lớp; đối thoại, độc thoại, bàng thoại, chỉ dẫn sân khấu, thủ pháo trào phúng,…
- Vận dụng các khái niệm công cụ để đọc hiểu; đặc biệt phải chú ý xác định được hành động kịch, hành động của nhân vật, quá trình nảy sinh phát triển giải quyết xung đột theo lối tuồng hài và các thủ pháp trào phúng.