Giải bài tập 1.10 trang 20 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức
Cho hai phương trình: (begin{array}{l} - 2x + 5y = 7;,,,,,,,,,,,,,,,left( 1 right)4x - 3y = 7.,,,,,,,,,,,,,,,,,,left( 2 right)end{array}) Trong các cặp số (left( {2;0} right),left( {1; - 1} right),left( { - 1;1} right),left( { - 1;6} right),left( {4;3} right)) và (left( { - 2; - 5} right),) cặp số nào là: a) Nghiệm của phương trình (1) b) Nghiệm của phương trình (2) c) Nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2)?
Đề bài
Cho hai phương trình:
−2x+5y=7;(1)4x−3y=7.(2)
Trong các cặp số (2;0),(1;−1),(−1;1),(−1;6),(4;3) và (−2;−5), cặp số nào là:
a) Nghiệm của phương trình (1)
b) Nghiệm của phương trình (2)
c) Nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2)?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu thay x=x0;y=y0 vào phương trình ax+by=c thì ta có ax0+by0=c là một khẳng định đúng thì (x0;y0) là nghiệm của phương trình ax+by=c.
Lời giải chi tiết
a) Thay x=2;y=0 vào phương trình (1) ta có −2.2+5.0=−4≠7 nên (2;0) không là nghiệm của phương trình (1).
Thay x=1;y=−1 vào phương trình (1) ta có −2.1+5.(−1)=−7≠7 nên (1;−1) không là nghiệm của phương trình (1).
Thay x=−1;y=1 vào phương trình (1) ta có −2.(−1)+5.1=7 nên (−1;1) là nghiệm của phương trình (1).
Thay x=−1;y=6 vào phương trình (1) ta có −2.(−1)+5.6=32≠7 nên (−1;6) không là nghiệm của phương trình (1).
Thay x=4;y=3 vào phương trình (1) ta có −2.4+5.3=7 nên (4;3) là nghiệm của phương trình (1).
Thay x=−2;y=−5 vào phương trình (1) ta có −2.(−2)+5.(−5)=−21≠7 nên (−2;−5) không là nghiệm của phương trình (1).
Vậy (−1;1),(4;3) là nghiệm của phương trình (1).
b) Thay x=2;y=0 vào phương trình (2) ta có 4.2−3.0=8≠7 nên (2;0) không là nghiệm của phương trình (2).
Thay x=1;y=−1 vào phương trình (2) ta có 4.1−3.(−1)=7 nên (1;−1) là nghiệm của phương trình (2).
Thay x=−1;y=1 vào phương trình (2) ta có 4.(−1)−3.1=−7≠7 nên (−1;1) không là nghiệm của phương trình (2).
Thay x=−1;y=6 vào phương trình (2) ta có 4.(−1)−3.6=−22≠7 nên (−1;6) không là nghiệm của phương trình (2).
Thay x=4;y=3 vào phương trình (2) ta có 4.4−3.3=7 nên (4;3) là nghiệm của phương trình (2).
Thay x=−2;y=−5 vào phương trình (2) ta có 4.(−2)−3.(−5)=7 nên (−2;−5) là nghiệm của phương trình (2).
Vậy (1;−1),(4;3);(−2;−5) là nghiệm của phương trình (2).
c) Ta có (4;3) là nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2).