Giải bài tập 2 trang 59 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 9 cánh diều


Giải bài tập 2 trang 59 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

Chứng minh rằng: Nếu (ac < 0) thì phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)) có hai nghiệm phân biệt. Điều ngược lại có đúng không? Tại sao?

Đề bài

Chứng minh rằng: Nếu \(ac < 0\) thì phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) có hai nghiệm phân biệt. Điều ngược lại có đúng không? Tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lập luận từ \(\Delta = {b^2} - 4ac\) để xét dấu của \(ac\).

Lời giải chi tiết

Chiều xuôi : Nếu \(ac < 0\) thì phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) có hai nghiệm phân biệt.

Ta có \(\Delta = {b^2} - 4ac\). Vì \(ac < 0\) nên \( - 4ac > 0\), suy ra \({b^2} - 4ac > 0\)(do \({b^2} > 0\)), do đó \(\Delta > 0\)

Vậy nếu \(ac < 0\) thì phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) có hai nghiệm phân biệt.

Chiều ngược : Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) có hai nghiệm phân biệt thì \(ac < 0\).

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt suy ra \(\Delta = {b^2} - 4ac > 0\) nên \({b^2} > 4ac\).

Ta thấy có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: \(4ac > 0\) nên \(ac > 0\)

TH2: \(4ac < 0\) nên \(ac < 0\)

Vậy khẳng định chiều ngược lại không đúng.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 2 trang 40 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 42 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 51 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 53 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 59 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 64 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 65 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 66 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 70 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
Giải bài tập 2 trang 72 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều