Giải bài tập 7 trang 7 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc và thực hành tiếng Việt - Bài 1


Giải bài tập 7 trang 7 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức

Qua tóm tắt nội dung văn bản, hãy cho biết điều tác giả muốn kế hoặc muốn thể hiện ở đây là gì.

Đọc lại văn bản Trên xuống cứu nạn trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 37 – 39) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Qua tóm tắt nội dung văn bản, hãy cho biết điều tác giả muốn kế hoặc muốn thể hiện ở đây là gì.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích cho ta thấy những trải nghiệm phong phú của Pi – một người gặp nạn trên biển. Pi kể lại cuộc hành trình của mình khi phải một mình đối mặt với sự bí ẩn của vũ trụ bao la. Ngay khi tình hình chính trị ở đất nước Ấn Độ gặp những biến động, bố Pi quyết định đưa cả gia đình sang định cư ở Ca-na-đa bằng một con tàu chở hàng Nhật Bản. Họ đem theo những con thú trong vườn thú của gia đình. Con tàu gặp bão và bị đắm ở vùng sâu nhất của Thái Bình Dương. Bố, mẹ và anh trai của Pi cũng như toàn bộ thuỷ thủ đoàn cùng hầu hết bầy thú đều bị biển sâu nuốt chửng. Pi may mắn sống sót. Trên con thuyền nhỏ ấy, ngoài Pi còn có con hổ tên Pác-cơ và một số con vật khác. Sau cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt cùng với những con thú, trên thuyên chỉ còn lại Pi và con hổ Pác-cơ. Tại đây, những nghịch lý cuộc sống được nhìn qua con mắt của Pi.

Qua tóm tắt của nội dung văn bản tác giả muốn thể hiện nghịch lý của cuộc sống, tác phẩm thể hiện những góc nhìn mới mẻ về giá trị của con người.

Câu 2

Nhân vật lênh đênh giữa đại dương trên xuống cứu nạn đã có những trải nghiệm đặc biệt nào về thiên nhiên và cuộc sống?

Lời giải chi tiết:

- Thấy nhiều kiểu trời: trời có đám mây trắng, trời tịnh không một gợn mây, trời mỏng dính và u ám,  trời là trận mưa đen ngòm, trời là trận nước đổ xuống, là trận đại hồng thủy…

- Thấy nhiều loại biển: biển gầm thét như một con hổ, biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình, biển kêu lanh canh như một đồng xu lẻ trong túi quần, biển sấm sét như những trận đất lở, biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ, biển kêu như người nôn mửa, biển lặng ngắt như chết

- Cảm nhận thấy giữa trời và biển là gió

- Thấy được đêm và trăng

Câu 3

Có thể giải thích như thế nào về việc tác giả chủ yếu dùng đại từ “ta" (nguyên văn tiếng Anh là You) chứ không phải là đại từ "tôi" để thể hiện ngôi kể của nhân vật, khi nhân vật thuật lại những gì xảy ra với mình trong chuyến hải trình đơn độc?

Lời giải chi tiết:

- Tạo cảm giác gần gũi và trực tiếp với người đọc và người nghe, “ta” giúp họ cảm nhận rằng mình cùng trải nghiệm chuyến hải trình với nhân vật, đồng thời cảm giác được sự chia sẻ và kết nối sâu hơn.

- Đại từ “ta” tạo sự tương tác mạnh mẽ hơn, khiến gười đọc cảm thấy như mình đang là một phần của câu chuyện hoặc đang nhận được sự nhắn nhủ trực tiếp từ nhân vật.

- Mang tính tự sự, phản ánh sự thật và cảm xúc chân thực của nhân vật trong quá trình thuật lại.

Trong một số ngữ cảnh, việc sử dụng đại từ “ta” có thể phản ánh một phong cách hoặc truyền thống kể chuyện đặc thù, hoặc có thể thể hiện một cách diễn đạt có tính chất văn học đặc biệt.

Câu 4

Phân tích thái độ của nhân vật trước tình thế tranh chấp ngặt nghèo giữa sự sống và cái chết.

Lời giải chi tiết:

+ Nhân vật Pi luôn giữ sự bình tĩnh và quyết tâm: không tỏ ra hoảng loạn trong tình cảnh hiểm nghèo, Pi luôn giữ sự bình tĩnh đáng ngạc nhiên trước hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù biết rằng nguy cơ cái chết đang rình rập, nhân vật vẫn giữ vững tinh thần và đưa ra các quyết định cần thiết để sinh tồn.

+ Dù tình thế đang cực kỳ căng thẳng, nhân vật không mất niềm tin vào khả năng sống sót của mình. Tinh thần lạc quan này giúp nhân vật duy trì sức mạnh tinh thần và thể chất, qua đó làm tăng khả năng vượt qua khó khăn.

+ Nhân vật có nhận thức rõ ràng về tình hình nguy hiểm mà mình đang phải đối mặt, và tự đánh giá được khả năng và hạn chế của bản thân. Đồng thời, nhân vật cũng cho thấy khả năng tự quản lý cảm xúc và hành động của mình một cách hiệu quả.

Câu 5

“Vì dưới chân ta vẫn có được một con cá chết bé tí xíu”. – Đó là lời nhân vật tự giải thích về cử chỉ “đứng khoanh tay với một nụ cười trên môi” của mình, mặc dù anh đang lâm vào hoàn cảnh bi đát. Nêu nhận xét của bạn về lời giải thích này.

Lời giải chi tiết:

Lời giải thích của nhân vật về cử chỉ của mình cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách nhân vật đối diện với tình thế khó khăn. Nó thể hiện sự cố gắng duy trì lạc quan và tinh thần, cho thấy một phần tính cách mạnh mẽ và kiên cường, đồng thời phản ánh sự chấp nhận thực tại một cách tinh tế và khả năng tự an ủi trong hoàn cảnh bi đát.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 5 trang 111 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 6 trang 7 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 6 trang 12 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 6 trang 16 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 6 trang 22 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 7 trang 7 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 7 trang 17 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 7 trang 24 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 8 trang 17 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 8 trang 24 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải nói và nghe trang 12 sbt Văn 12 KNTT