Giải bài tập Bức tranh của em gái tôi trang 25 vở thực hành ngữ văn 6 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 6, soạn vở thực hành Ngữ văn 6 KNTT Bài 2. Gõ cửa trái tim


Giải bài tập Bức tranh của em gái tôi trang 25 vở thực hành ngữ văn 6

Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể từ người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 25 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể từ người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Chọn: ( ) Ngôi thứ nhất      ( ) Ngôi thứ ba

Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó:

Phương pháp giải:

Nhớ lại nhân vật kể chuyện

Lời giải chi tiết:

- Trong truyện, người kể chuyện là nhân vật người anh trai.

- Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi”

- Tác dụng: Sử dụng ngôi kể này có thể khai thác được chiều sâu tâm lí bởi nhân vật tham gia vào chính tiến trình của truyện kể.

Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 25 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1):

Đặc điểm của nhân vật Kiều Phương khiến em thích nhất:

Lí do:

Phương pháp giải:

Nhớ lại tính cách nhân vật và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Đặc điểm của nhân vật Kiều Phương khiến em thích nhất: Một cô em gái dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu.

- Lí do: Cô bé đã vẽ tặng anh một bức tranh dù anh trai luôn nặng lời, ngó lơ mình.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 26 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Ghi lại các từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” trước khi xem bức tranh chân dung của mình do em gái vẽ:

Cảm xúc

Thái độ

Hành động

Nhận xét của em về nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn miêu tả thái độ nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc

Thái độ

Hành động

- Buồn bã, ganh tị.

- Cảm thấy mặc cảm

- Tỏ ra khó chịu

- Khó chịu và hay gắt gỏng

- Đặt cho em gái cái biệt danh là “Mèo”

- Âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con, thường xuyên bắt bẻ em..

- Nhận xét của em về nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

+ Qua lời tự thuật của người anh có thể thấy người anh có phần tự ti về bản thân và đố kị với cô em gái có năng khiếu hội họa.

→ Đây là một trạng thái, cảm xúc tiêu cực mà bất kì ai cũng có thể trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tích cực.

Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 26 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Những thay đổi của người anh sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

Lí do của sự thay đổi:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và liệt kê về sự thay đổi của nhân vật, đặc biệt là tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

- Những thay đổi của người anh sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ.

- Lí do của sự thay đổi:

Bức tranh của Kiều Phương hay chính tấm lòng trong sáng và tình yêu thương sâu sắc của cô bé đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân.

Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 26 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Điều quan trọng nhất có thể gắn kết được các thành viên trong gia đình:

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung các văn bản và trình bày theo suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình: Tình yêu thương, lòng vị tha và sự thấu hiểu, sẻ chia.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Ai ơi mồng 9 tháng 4 trang 11 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Bài học đường đời đầu tiên trang 5 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Bài tập làm văn trang 45 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Bánh chưng, bánh giầy trang 13 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Bắt nạt trang 12 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Bức tranh của em gái tôi trang 25 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Các loài sống chung với nhau như thế nào? trang 58 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Cây khế trang 25 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Cây tre Việt Nam trang 51 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Chuyện cổ nước mình trang 49 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Chuyện cổ tích về loài người trang 19 vở thực hành ngữ văn 6